Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cần chuẩn bị gì khi tiêm mũi 4 COVID-19?

Khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh hoặc vaccine, tế bào lympho B sẽ phản ứng đầu tiên, phân chia nhanh chóng và biệt hóa thành các tế bào plasma tạo ra các protein gọi là kháng thể. Cơ thể con người không thể thúc đẩy phản ứng kháng thế mãi mãi, hàm lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian.

Các kháng thể có thể đánh dấu những kẻ xâm nhập đáng ngờ để tiêu diệt và một số có thể liên kết với một phần của mầm bệnh để ngăn chặn nó lây nhiễm hoàn toàn vào các tế bào. Đây là kháng thể "trung hòa". ngăn chặn trực tiếp virus xâm nhập. Kháng thể trung hòa nhập tế bào và gây bệnh. Nhưng, các kháng thể sẽ suy yếu sau khi nhiễm bệnh, do lympho B tồn tại trong thời gian ngắn tạo ra kháng thể và sẽ chết đi nhanh chóng.

Theo dữ liệu từ Israel, quốc gia đã triển khai một chiến dịch tiêm chủng tích cực bằng cách sử dụng vaccine mRNA Pfizer & BioNTech, cho thấy khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng của vaccine này giảm từ 95% xuống chỉ còn 39% trong suốt 5 tháng.

Từ những con số này, các nhà nghiên cứu thấy rằng: Theo thời gian, dù mất dần khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm, nhưng vaccine vẫn giữ được khả năng ngăn ngừa bệnh tật nghiêm trọng. Khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng có thể đang suy yếu, nhưng khả năng bảo vệ khỏi nhập viện dường như đang được duy trì.

Và bất kể loại vaccine nào, liều thứ 4 có thể làm tăng cao mức độ kháng thể "trung hòa", điều này có thể ngăn chặn sự xâm nhiễm virus vào tế bào.

Trước khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 cần chuẩn bị những gì?

Khi tiêm chủng, bạn nên tuân theo quy định tại cơ sở y tế đồng thời có những sự chuẩn bị sẵn sàng, nhằm tiết kiệm thời gian cho bản thân cũng như thuận lợi trong quá trình tiêm. Trước khi tiêm phòng COVID-19 mũi 4, bạn cần chuẩn bị những vấn đề sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng minh độ tuổi, nghề nghiệp, khai báo y tế

  • Chuẩn bị hồ sơ về sức khỏe của bạn. Đặc biệt là khi bạn đang mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thân, bị dị ứng thuốc. Hãy xuất trình hồ sơ này và nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm

  • Không nên dùng steroid trước khi tiêm: Đây là thành phần có trong thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hay bệnh lý tự miễn. Trước khi tiêm chủng một tuần bạn không nên dùng loại thuốc này để không làm suy giảm miễn dịch

  • Đi tiêm đúng lịch của Bộ Y tế khuyến cáo

  • Trước khi tiêm không dùng thuốc giảm đau, nhất là thuốc giảm đau không kê đơn. Chúng có thể ngăn cách việc huấn luyện hệ thống miễn dịch đối phó với virus. Vì vậy, sau khi tiêm nếu bạn cảm thấy đau cánh tay hay sốt thì không nên quá lo lắng. Đó là phản ứng bình thường khi hệ thống miễn dịch đang tạo kháng thể

  • Uống đủ nước nhằm hạn chế sự khó chịu do vaccine gây ra

  • Tuyệt đối không uống rượu bia trước, trong và sau ngày tiêm để hệ miễn dịch ở trạng thái tốt nhất

  • Mặc trang phục thuận lợi cho việc tiêm như áo phông cộc tay

  • Chủ động tìm hiểu trước về các phản ứng phụ của vaccine và giữ giấy xác nhận tiêm phòng. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về những phản ứng sẽ xảy ra sau khi tiêm và cách xử lý.

Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm... Không uống rượu bia vì có thể gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine. Không ăn thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Trường hợp sau tiêm chủng bị mất ngủ kéo dài hoặc bồn chồn kèm theo một trong các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, khó thở, mạch nhanh, tăng hoặc tụt huyết áp, co quắp chân tay... cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm