Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách chăm sóc bé mới ốm dậy

Trong những năm đầu của cuộc đời, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ là điều rất cần thiết để trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Trong những năm đầu của cuộc đời, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ là điều rất cần thiết để trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt khi trẻ mới ốm dậy, cơ thể và sức đề kháng còn rất yếu, nên bé cần được chăm sóc đặc biệt. Đôi khi những cách chăm sóc bé không đúng khoa học đã để lại những hậu quả không tốt và đáng ngại hơn cả là suy dinh dưỡng

Có nên bồi bổ quá mức?

Các bé sau khi ốm dậy thường bị sút cân, xanh xao và cơ thể yếu ớt. Các bậc cha mẹ thường hay xót con, liền lập tức ra chợ mua về đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng để tẩm bổ cho con, hy vọng con sớm tăng cân khỏe mạnh trở lại. Và khi con không ăn được thì liền làm đủ mọi trò nịnh nọt, dọa nạt bé để bắt bé ăn. Đây quả thực là một thói quen xấu và sai lầm trong cách chăm sóc bé của các bậc cha mẹ. Bởi họ không hiểu được tâm lý của con lúc này.

Trên thực tế, trẻ vừa mới trải qua một thời kỳ khó khăn, mệt mỏi vì phải chống đỡ lại bệnh tật. Cơ thể bé còn yếu và mọi cơ quan, chức năng, tất nhiên không loại trừ cả hệ tiêu hóa của trẻ cũng còn đang rất mệt mỏi và ít hoạt động. Trẻ lúc này thường không có cảm giác thèm ăn, ngại ăn những loại thực phẩm rắn và lười tiêu hóa.

 

Để trẻ ăn ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng

Lúc này bạn nên chiều theo ý muốn ăn uống của con, cho con ăn những món con ưa thích, mục đích là để kích thích trẻ có cảm giác muốn được ăn, thèm ăn. Tuy nhiên, những món ăn đó cần lành mạnh, không quá ảnh hưởng tới dạ dày và sự tiêu hóa của trẻ. Để bé có bữa ăn ngon, người chăm sóc trẻ phải biết cách chế biến thức ăn, nếu chỉ cho ăn nước thịt, nước xương, nước rau luộc thì dù ăn đủ số bữa trẻ vẫn suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu. Vì vậy ngay cả khi bé ốm vẫn phải cho trẻ ăn cả cái, kể cả rau xanh. Trẻ càng nhỏ thì thức ăn càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đủ chưa, cần theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển, nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân, hoặc tụt cân thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. Cần tìm nguyên nhân can thiệp sớm.

Ngoài ăn, bạn cũng nên lưu ý chuẩn bị và cho bé uống nước thường xuyên. Có những bé sẽ thích uống sữa, có bé lại bị nôn mửa khi uống. Có thể cho bé uống thay đổi các loại nước như: nước trắng, nước trái cây hoặc sữa tùy theo ý thích của bé nhưng không nên cho bé uống nước ngọt có ga.

Những việc cần làm trong chăm sóc bé ốm

Thay vì ép trẻ ăn nhiều trong mỗi bữa, mẹ hãy cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày, và số lượng cho từng bữa ít đi.

Mỗi bữa ăn cho trẻ cần giàu chất dinh dưỡng hơn, nên nấu nhừ, loãng cho bé dễ ăn. Không kiêng khem quá mức. Có những cha mẹ sai lầm khi không cho bé ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: tôm, cá, dầu mỡ và các loại rau xanh. Điều này là sai.

Khi trẻ ốm sốt, hay sau khi ốm dậy cơ thể thường mệt mỏi, mất hoặc thiếu nước. Vì thế bạn cần cho bé uống nhiều nước, vì đây cũng là cách bé có thể bổ sung dinh dưỡng nhanh nhất và dễ dàng nhất, đặc biệt cần thiết đối với các bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên nếu trẻ bị tiêu chảy nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn có chứa nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ gây khó tiêu cho trẻ.

Nếu trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, bị sổ mũi cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để trẻ có thể bú mẹ và ăn uống bình thường.

BS. Trần Thị Hạnh - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm