Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào giống như tế bào phát triển bên trong tử cung lại phát triển tại các vị trí khác bên ngoài cơ thể, thường là tại vùng chậu.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung thường sẽ khác nhau giữa mỗi người. Một số người bị lạc nội mạc tử cung sẽ bị đau bụng dữ dội và làm giảm chất lượng cuộc sống, trong khi một số người khác sẽ không có triệu chứng gì. Mặc dù bất cứ phụ nữ nào cũng có thể bị lạc nội mạc tử cung, nhưng có một số yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiền sử gia đình

Nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị lạc nội mạc tử cung, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên 7-10 lần so với những người không có tiền sử gia đình. Nếu có mẹ, bà hoặc chị em gái bị lạc nội mạc tử cung, nguy cơ của bạn sẽ tăng lên cao nhất. Nếu bạn có họ hàng xa bị bệnh, ví dụ như chị em họ, thì nguy cơ của bạn cũng sẽ tăng lên.

Các đặc điểm về chu kỳ kinh nguyệt

Bạn càng có nhiều chu kỳ kinh nguyệt, nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung của bạn càng cao. Các yếu tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ bị lạc  nội mạc tử cung của bạn bao gồm:

  • Chu kỳ kéo dài dưới 27 ngày
  • Có chu kì đầu tiên trước 12 tuổi
  • Chu kỳ mỗi tháng kéo dài trên 7 ngày trở lên

Mang thai làm giảm số lần có kinh nguyệt của bạn, cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung. Nếu bạn đã bị lạc nội mạc tử cung và có khả năng mang thai, thì triệu chứng của bạn có thể sẽ giảm đi trong thai kỳ. Sau khi em bé sinh ra, nhiều khả năng là các triệu chứng sẽ lại quay lại.

Các tình trạng làm cản trở chu kỳ thông thường

Một giả thuyết làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung là do dòng chảy ngược của kinh nguyệt. Nếu bạn mắc phải các tình trạng làm tăng, tắc hoặc chuyển hướng dòng chảy đều là yếu tố nguy cơ của tình trạng lạc nội mạc tử cung.

Các tình trạng có thể dẫn đến dòng chảy kinh nguyệt ngược bao gồm:

  • Tăng sản xuất estrogen
  • Tăng sinh tử cung, ví dụ như phát triển xơ nang hoặc polyp.
  • Bất thường về cấu trúc tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo
  • Co thắt tử cung không đồng bộ

Rối loạn hệ miễn dịch

Các rối loạn hệ miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, cơ thể sẽ khó nhận ra các tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ. Các mô nội mạc tử cung lạc chỗ có thể sẽ dẫn đến sẹo, viêm.

Phẫu thuật vùng bụng

Đôi khi, phẫu thuật vùng bụng, như sinh mổ hoặc mổ cắt ruột thừa có thể dẫn đến tình trạng các mô tử cung lạc chỗ. Nếu hệ miễn dịch không nhận ra tình trạng lạc chỗ này có thể sẽ dẫn đến lạc nội mạc tử cung.

 

Tuổi

Lạc nội mạc tử cung liên quan đến tế bào bên trong tử cung, do vậy, bất cứ người phụ nữ nào đủ tuổi để có kinh nguyệt sẽ đều có khả năng bị bệnh. Thông thường, bệnh được chẩn đoán ở phụ nữ từ trên 20 đến dưới 40 tuổi.

Theo lý giải từ các chuyên gia, đây là giai đoạn mà phụ nữ cố gắng để thụ thai và việc không thụ thai được là một triệu chứng chính của tình trạng lạc nội  mạc tử cung. Những phụ nữ không bị đau bụng thường sẽ không phát hiện ra bệnh cho đến khi họ không thụ thai được.

Giảm nguy cơ

Rất khó để dự phòng tình trạng lạc nội mạc tử cung. Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách làm giảm lượng estrogen trong cơ thể.

Một trong số những chức năng chính của estrogen là làm dày niêm mạc tử cung. Nếu lượng estrogen quá cao, niêm mạc tử cung của bạn sẽ dày hơn và khiến kinh nguyệt nhiều hơn. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt nhiều máu, nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung sẽ cao hơn.

Duy trì sức khoẻ tối ưu sẽ giúp làm cân bằng lượng hormone. Để đạt được tình trạng cân bằng hormone, có thể thử các cách sau:

  • Thường xuyên luyện tập
  • Ăn thực phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn
  • Giảm lượng caffeine nạp vào
  • Trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng biện pháp tránh thai để tìm ra loại biện pháp tránh thai chứa ít estrogen hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đờ tử cung- biến chứng nguy hiểm sau đẻ

Bình luận
Tin mới
Xem thêm