Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sự thật về tình trạng lạc nội mạc tử cung

Dưới đây là những gì bạn nên biết về tình trạng này.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc phát triển bên trong tử cung mỗi tháng lại phát triển ra bên ngoài tử cung, vì một lý do nào đó. Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra tình trạng đau đớn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến công việc, đời sống tình dục và khả năng mang thai của bạn. Lạc nội mạc tử cung có thể gây đau và viêm khắp vùng chậu, hiếm gặp hơn, có thể sẽ ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể, dẫn đến đau khi đi tiểu hoặc đau khi đại tiện, đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, chu kỳ kinh nguyệt dài và ra nhiều máu, các vấn đề về tiêu hoá, đau và mệt mỏi. Với một số người, lạc nội mạc tử cung còn đi kèm với tình trạng vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khoảng 11% số phụ nữ tại Mỹ, đặc biệt là trong những năm phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, lạc nội mạc tử cung thường bị hiểu lầm. Dưới đây là 9 hiểu lầm thường gặp về lạc nội mạc tử cung.

Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung thường là hậu quả phối hợp giữa các vấn đề về hệ miễn dịch và các vấn đề về di truyền. Các yếu tố nguy cơ bao gồm có kinh sớm hoặc mãn kinh muộn, bởi đây là những yếu tố khiến phụ nữ bị phơi nhiễm nhiều hơn với hormone estrogen. Các yếu tố khác bao gồm chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 27 ngày, không sinh con, có tiền sử gia đình hoặc có các vấn đề khác ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bạn không cần phải được chẩn đoán rồi mới được điều trị

Việc điều trị lạc nội mạc tử cung cũng giống như việc điều trị những người bị đau trong chu kỳ kinh nguyệt mà không bị lạc nội mạc tử cung. Các triệu chứng thường rất đa dạng, từ việc kích thích, suy nhược cho đến co rút cơ. Mặc dù bác sỹ cần phải tiến hành thăm khám vùng chậu, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ để kiểm tra tình trạng u nang nội mạc tử cung.

Cách duy nhất để chẩn đoán tình trạng lạc nội mạc tử cung đó là thông qua phẫu thuật nội soi hoặc sinh thiết. Tuy vậy, phẫu thuật không phải là một chẩn đoán chính xác nhất. Có những yếu tố nguy cơ đi kèm với việc phẫu thuật, cho dù bác sỹ phẫu thuật của bạn giỏi đến đâu. Đó là lý do vì sao đa số các bác sỹ đều khuyến nghị nên bắt đầu điều trị tình trạng đau cho dù chưa được chẩn đoán.

Bạn có thể dùng thuốc – nhưng sẽ cần thời gian để tìm ra loại thuốc thích hợp

Điều trị thường bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau, ví dụ như NSAIDs và các thuốc có chứa hormone (ví dụ như thuốc tránh thai) có thể làm chậm sự phát triển của các mô nội mạc tử cung. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải thử nhiều lần để tìm ra loại thuốc phù hợp với bạn.

Nếu các triệu chứng không giảm đi trong vòng 1-2 tháng sau điều trị, hãy đi khám lại để nhận được phương pháp điều trị mới. Càng trì hoãn điều trị, nguy cơ bệnh trở thành mãn tính càng cao và khả năng điều trị khỏi càng thấp.

Khi trao đổi với bác sỹ, bạn nên cân nhắc cả nguy cơ và lợi ích của các lựa chọn điều trị trước khi lựa chọn một biện pháp điều trị cụ thể nào đó.

Mỗi người sẽ mắc phải tình trạng lạc nội mạc tử cung theo một cách khác nhau.

Một số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ không có bất cứ triệu chứng gì, trong khi đó, một vài người khác sẽ trải qua tình trạng vô cùng đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Điều quan trọng nhất là bạn cần tìm được một bác sỹ kiên trì và điều trị cho bạn đến cùng.

Không phải tất cả các triệu chứng của bạn đều do tình trạng lạc nội mạc tử cung

Mặc dù tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể đi kèm với nhiều vấn đề sức khoẻ khác, nhưng rất khó để xác định triệu chứng nào là do lạc nội mạc tử cung và triệu chứng nào là do các vấn đề sức khoẻ khác gây ra. Ví dụ, đau cơ vùng chậu, hội chứng đau bàng quang, hội chứng ruột kích thích là những triệu chứng rất phổ biến của tình trạng lạc nội mạc tử cung nhưng đó không phải là triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Điều đó có nghĩa là nếu muốn điều trị từng triệu chứng cụ thể, bạn nên đến gặp các bác sỹ chuyên khoa tiêu hoá, thận tiết niệu hoặc bác sỹ vật lý trị liệu chuyên trị liệu vùng chậu. Điều khó khăn nhất là bạn cần phải điều trị kiên trì.

Phẫu thuật có thể giúp ích, nhưng không phải phẫu thuật là xong

Phẫu thuật có thể sẽ giúp nhiều phụ nữ giải quyết một số triệu chứng cụ thể của tình trạng lạc nội mạc tử cung, nhưng sự thuyên giảm đôi khi chỉ là tạm thời và bạn có thể sẽ phải phẫu thuật thêm nhiều lần nữa.  Khoảng 40-80% số phụ nữ sẽ bị đau trở lại trong vòng 2 năm. Và phẫu thuật không phải là biện pháp điều trị duy nhất. Phẫu thuật có thể làm giảm đau cho khoảng 70% số bệnh nhân, nhưng phẫu thuật không giúp tình trạng đau cải thiện.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh ở một số phụ nữ, nhưng không phải tất cả

Khoảng một nửa số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung gặp khó khăn trong việc mang thai. Các chuyên gia tin rằng, tình trạng viêm do lạc nội mạc tử cung có thể cản trở sự di chuyển của tinh trùng hoặc sự di chuyển của trứng trong vòi trứng hoặc ngăn trứng thụ tinh làm tổ. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai trong quá trình điều trị lạc nội mạc tử cung cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn. Nhưng may mắn là, vô sinh liên quan đến lạc nội mạc tử cung có tỷ lệ điều trị  khỏi rất cao. Một điểm khác nữa là mang thai sẽ làm tăng lượng progesterone, và tăng progesterone sẽ làm giảm tình trạng lạc nội mạc tử cung.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sa tử cung ở phụ nữ

Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

Xem thêm