Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các biện pháp tránh thai cho từng độ tuổi

Khi bạn lớn tuổi hơn, nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai cũng như các biện pháp phù hợp với độ tuổi sẽ thay đổi. Lối sống cũng như tiền sử bệnh tật cũng sẽ thay đổi dần theo thời gian. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các biện pháp tránh thai phù hợp nhất cho từng độ tuổi và từng giai đoạn cuộc đời.

Bao cao su ở bất cứ độ tuổi nào

Bao cao su là biện pháp tránh thai duy nhất có thể bảo vệ bản khỏi rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Bạn có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, mà thậm chí không biết mình đã mắc bệnh. Nếu bạn tình của bạn xuất hiện bất cứ sự thay đổi nào cho thấy có thể họ đã mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thì việc sử dụng bao cao su có thể sẽ giúp bạn luôn giữ an toàn. Mặc dù bao cao su là biện pháp duy nhất giúp bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng bao cao su chỉ hiệu quả khoảng 85% trong việc tránh thai. Bạn có thể sẽ phải phối hợp bao cao su với các biện pháp tránh thai khác để tăng hiệu quả bảo vệ.

Biện pháp tránh thai cho thanh thiếu niên

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) lưu ý rằng, tại Mỹ, có tới gần một nửa số học sinh trung học phổ thông đã từng quan hệ tình dục. Để giảm nguy cơ mang thai ở thanh thiếu niên hoạt động tình dục, AAP khuyến cáo sử dụng các biện pháp tránh thai sau:

  • Vòng tránh thai bằng đồng
  • Vòng tránh thai sử dụng hormone
  • Que cấy tránh thai

Nếu bác sĩ đặt vòng hoặc cấy que cho bạn, bạn sẽ có biện pháp tránh thai bảo vệ liên tục, 24/7. Các biện pháp này có hiệu quả hơn 99% trong việc tránh thai. Tùy thuộc từng loại cụ thể, các biện pháp tránh thai có thể kéo dài 3 năm, 5 năm hoặc thậm chí 12 năm.

Các biện pháp tránh thai khác bao gồm thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tiêm tránh thai, miếng dán tránh thai và vòng âm đạo. Những biện pháp này đều có khả năng tránh thai trên 90% nhưng sẽ không sử dụng lâu dài như vòng tránh thai hoặc que cấy được. Ví dụ, nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày bạn sẽ cần phải nhớ uống thuốc hàng ngày. Nếu bạn sử dụng miếng dán tránh thai, bạn sẽ phải thay miếng dán hàng tuần.

Biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20 và 30.

Thanh thiếu niên không phải là nhóm người duy nhất cần sử dụng vòng tránh thai hoặc que cấy tránh thai. Những biện pháp này cũng sẽ phát huy hiệu quả và sự tiện lợi cho phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30. Đây là những biện pháp rất hiệu quả, có thể sử dụng lâu dài mà vẫn bảo tồn được khả năng mang thai của bạn. Nếu muốn mang thai, bạn chỉ cần tháo vòng tránh thai hoặc que cấy bất cứ khi nào. Những biện pháp này sẽ không ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng sinh sản của bạn.

Thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tiêm tránh thai, miếng dán tránh thai và vòng âm đạo cũng là những biện pháp hiệu quả nhưng những biện pháp này không hiệu quả và không dễ sử dụng như vòng tránh thai hoặc que cấy tránh thai.

Với đa số phụ nữ 20-30 tuổi, bất cứ biện pháp tránh thai nào cũng sẽ đều đảm bảo an toàn. Nhưng nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh mãn tính hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tật, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo bạn nên tránh một số biện pháp cụ thể.

Ví dụ, nếu bạn trên 35 tuổi và hút thuốc lá, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên tránh sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen. Loại biện pháp tránh thai này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tránh thai ở độ tuổi 40

Mặc dù khả năng mang thai thường sẽ giảm dần theo tuổi, nhưng phụ nữ ở độ tuổi 40 vẫn có khả năng mang thai. Nếu bạn quan hệ tình dục và không muốn mang thai, việc sử dụng biện pháp tránh thai cho đến khi bạn đến tuổi mãn kinh là vô cùng quan trọng.

Ở độ tuổi này, nếu bạn tự tin rằng bạn không muốn mang thai trong tương lai, bạn có thể tiến hành phẫu thuật thắt ống dẫn trứng để đạt được hậu quả vĩnh viễn. Nếu bạn không muốn phẫu thuật, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng vòng tránh thai hoặc que cấy tránh thai. Thuốc tránh thai hàng ngày, miếng dán tránh thai, vòng tránh thai sẽ kém hiệu quả hơn một chút nhưng vẫn là một lựa chọn không thuận tiện. Nếu bạn đã và đang trải qua một số triệu chứng mãn kinh, các loại thuốc tránh thai có chứa estrogen có thể giúp làm giảm các triệu chứng này (ngoài việc tránh thai). Ví dụ, miếng dán tránh thai, vòng âm đạo và một số loại thuốc tránh thai hàng ngày sẽ giúp làm giảm tình trạng bốc hỏa và vã mồ hôi vào ban đêm.

Tuy nhiên, các thuốc tránh thai có chứa estrogen cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn tránh sử dụng các biện pháp có chứa estrogen, đặc biệt là nếu bạn bị tăng huyết áp, tiền sử hút thuốc lá, hoặc các yếu tố nguy cơ khác.

Sau mãn kinh

Khi bạn ở độ tuổi 50, khả năng mang thai của bạn sẽ rất thấp. Nếu bạn trên 50 tuổi và sử dụng các biện pháp tránh thai sử dụng hormone, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có thể tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai này không. Trong các trường hợp khác, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai có sử dụng hormone cho đến tuổi 55.

Nếu bạn trên 50 tuổi và không sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa hormone, bạn sẽ biết rằng mình đang trải qua thời kỳ mãn kinh khi bạn không có kinh trong vòng 1 năm. Vào thời điểm này, các nghiên cứu gợi ý rằng bạn có thể ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Luyện tập phù hợp cho từng độ tuổi

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm