Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh về mắt thường gặp và 3 bệnh mắt nguy hiểm ở trẻ em

Trẻ em dễ mắc các bệnh về mắt, có bệnh nhẹ và thường gặp như lác mắt, bệnh về võng mạc… có bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời như đục thủy tinh thể. Các bậc cha mẹ cần trang bị kiến thức về các bệnh về mắt ở trẻ em để phát hiện nhanh chóng bệnh mắt ở trẻ nhỏ.

Trẻ em khi sinh ra hoặc trong quá trình lớn lên bị mắc các dị tật về mắt dẫn đến ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt. Những dị tật này có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để mang lại cho trẻ đôi mắt khỏe mạnh.

Dưới đây là tư vấn của bác sĩ Vũ Thị Thanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội về một số bệnh thường gặp về mắt ở trẻ cùng dấu hiệu nhận biết, cách khắc phục.

Tật khúc xạ ở trẻ em: Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ là cận, viễn, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt. Biểu hiện của bệnh là trẻ thường nheo mắt, nghiên đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi cả nhức đầu nhức mắt.

Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có phương hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, trẻ phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư thế ngồi học, bàn ghế bảng đen, ánh sáng phòng học, chế độ giải lao vui chơi và dinh dưỡng hợp lý để không bị mắc cận thị; hoặc có bị dị tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn.

Lác mắt ở trẻ em: Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em và là một vấn đề xã hội bởi có tới 4% trẻ em sinh ra hàng năm bị lác. Không chỉ là vấn đề thẩm mĩ mà lác còn gây nên hiện tượng nhược thị bởi khi bị lác, 2 mắt nhìn theo 2 hướng khác nhau và bị nhìn 2 hình. Lúc đó, não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác ức chế, không cho mắt này nhìn, gây nhược thị khiến người bệnh mất khả năng nhìn đồng thời bằng 2 mắt và không có thị giác 2 mắt.

Bởi vậy, bất cứ trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên xuất hiện lác cần phải coi là nghiêm trọng và phải được đưa đi khám ngay. Thời gian điều trị lác càng sớm càng tốt vì sẽ rút ngắn được thời gian, tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác 2 mắt -bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Nhược thị ở trẻ em: Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở 1 hoặc 2 bên do lác, tật khúc xạ hay một số bệnh lý ở mắt gây nên. Tuy nhiên, nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng. Khám mắt định kỳ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện sớm trẻ nhược thị.

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non: Bệnh này thường gặp ở trẻ đẻ non nhẹ cân (dưới 1,6kg) do chưa phát triển hoàn thiện mạch máu võng mạc. Trẻ sinh non càng nhẹ cân càng ốm yếu, phải thở ô xi cao áp thì càng có nguy cơ mắc bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì trẻ có thể bị mù vĩnh viễn cả 2 mắt.

Bác sĩ Thanh khuyên: Việc khám mắt lần đầu cho trẻ có nguy cơ sau khi sinh 4 tuần là rất cần thiết để phát hiện bệnh. Với những trường hợp đã bị bong võng mạc thì dù có phẫu thuật kết quả cũng rất hạn chế. Vì thế, việc quan trọng là phòng bệnh bằng cách thực hiện tốt chế độ quản lý thai nghén. Nếu đẻ non cần khám mắt đầy đủ và hệ thống để có thể phát hiện sớm bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

Glôcôm bẩm sinh: Do củng mạc ở mắt trẻ đàn hồi nhiều nên khi áp lực trong mắt tăng lên làm cho mắt giãn lồi. Khi đó giác mạc to hơn bình thường. Khi giác mạc lồi sẽ tiếp tục xuất hiện nếp gấp, dần dần giác mạc bị phù và đục. Bệnh này nặng có thể dẫn đến mù lòa.

“Tất cả những trẻ có giác mạc to 1 hoặc 2 bên kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt và phù đục giác mạc cần phải đi khám ngay”-bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Sụp mi bẩm sinh: Có đến 25% trẻ bị nhược thị do mi che hoặc loạn thị do sụp mi gây ra. Dấu hiệu nhận biết của sụp mi rất dễ do mi sa xuống, không có nếp mí rõ ràng, khi nhìn xuống mi trên ít cử động. Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng sụp mi, giúp trẻ không phải nhăn trán hay ngửa cổ ra phía sau để nhìn.

Ung thư võng mạc: Là khối u ác tính nguyên phát thường gặp nhất ở trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên mắt. 90% xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Triệu chứng là ánh đồng tử trắng, lác mắt. Việc phát hiện sớm khối u sẽ giúp cứu được tính mạng của trẻ và cứu vãn được chức năng của con mắt bị bệnh.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Nguyên nhân được xác định do di truyền, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa hay phối hợp các bệnh lý toàn thân.

Dấu hiệu nhận biết: Mắt trẻ có ánh hồng, khi chiếu đèn vào soi thấy có ánh trắng trong mắt. Việc phát hiện sớm giúp trẻ phục hồi được những tổn thương do đọc thủy tinh thể bẩm sinh gây ra bởi nếu điều trị muộn sẽ không phục hồi được.

3 bệnh mắt nguy hiểm cho trẻ

Các bệnh này rất khó phát hiện do dấu hiệu nhận biết mờ nhạt, ít được cha mẹ chú ý, nhưng lại vô cùng nguy hiểm, gây giảm thị lực, thậm chí mù vĩnh viễn.

Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, cảnh báo, một số bệnh mắt bẩm sinh có thể ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ là quặm bẩm sinh, glaucoma bẩm sinh, đục thể thủy tinh bẩm sinh.

5 ngày tuổi đã bị quặm mắt

Tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện Mắt Hà Nội, các bác sĩ đã hướng dẫn người nhà cháu N.T.L., ở Đan Phượng, Hà Nội cách tra thuốc mắt và vuốt mi cho con. Theo lời bà M., bà ngoại của cháu, cháu mới sinh được 5 ngày tuổi, nhưng từ khi sinh ra luôn bị chảy nước mắt, mắt hay đóng dử dù gia đình lau mặt và làm vệ sinh cho cháu rất đầy đủ, sạch sẽ. Các bác sĩ xác định cháu L. bị quặm bẩm sinh. Nếu sau một thời gian, bệnh không khỏi, có thể cháu L. sẽ phải phẫu thuật nhưng phải đợi đến khi cháu ngoài 1 tuổi.

Theo bác sĩ Hoàng Cương, quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt.

Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông mi làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực, trong những trường hợp nặng có thể dẫn đến mờ vĩnh viễn thậm chí mù lòa. Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như hay dụi mắt,chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị.

Mắc bệnh bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh

Khi nhắc đến bệnh đục thủy tinh thể, hầu hết đều nghĩ đó là bệnh hay gặp của người già. Tuy nhiên, số liệu tại nhiều bệnh viện mắt cho thấy, khá nhiều trẻ nhỏ vừa sinh ra đã mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu phát hiện và điều trị muộn, khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể, thị lực của trẻ cũng rất kém. Thực tế, nhiều trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em đã bị bỏ qua, chỉ được phát hiện một cách tình cờ nên việc khôi phục thị lực cho trẻ kém hiệu quả. Khi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, thị lực của trẻ sẽ giảm.

Trẻ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thủy tinh thể. Trẻ cũng có thể bị lóa mắt vì đục thủy tinh thể bắt đầu thường gây loá mắt, gây khó chịu cho người bệnh. Hoặc mắt trẻ nhìn gần tốt hơn so với trước đó do mắt bị đục thủy tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị hóa, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lác mắt.

Bệnh sợ ánh sáng ở trẻ nhỏ

Ngoài ra, còn một bệnh dù có tần suất xuất hiện thấp nhưng là một bệnh nặng, dễ dẫn đến mù lòa nếu trẻ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đó là bệnh glaucoma bẩm sinh, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, có tính di truyền. Triệu chứng nhận biết bệnh, là ngay khi trẻ chào đời mắt trẻ to hơn bình thường. Khi giác mạc tiếp tục giãn lồi, sẽ xuất hiện nếp gấp, dần dần giác mạc bị phù và đục. Phù giác mạc kèm theo hiện tượng sợ ánh sáng, chảy nước mắt và phù đục giác mạc.

Tuy nhiên, phù đục giác mạc là giai đoạn muộn của bệnh, khó có thể phục hồi được thị lực. Hiện nay, đã có phương pháp phẫu thuật được thực hiện thành công giúp mắt trẻ ít bị kích thích và phục hồi nhanh. Nhưng điều quan trọng nhất là cha mẹ cần quan sát, theo dõi những bất thường ở mắt của trẻ, đến bệnh viện chuyên khoa sớm để được điều trị, phẫu thuật, tránh những biến chứng xấu cho thị lực của trẻ.

Theo hoidapbacsi.net
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm