Trong lao động, mọi người cần tuân thủ an toàn lao động để tránh tai nạn nói chung, tai nạn bỏng mắt nói riêng. Trẻ em chưa ý thức được nguy hiểm cần được người lớn trông chừng cẩn thận để tránh những tai nạn bỏng đáng tiếc.
Những tình huống có thể gây bỏng mắt
Các nguyên nhân gây bỏng mắt vẫn diễn ra hàng ngày, trong những tình huống khác nhau: Một anh thợ đang đấu nối ắc quy, đấu nhầm, ắc quy nổ, thế là axit từ ắc quy văng vào mắt; Một cháu bé cầm nắm vôi tung lên, vôi bắn vào mắt gây bỏng; Một sơ suất trong phòng thí nghiệm khiến lọ đựng dung dịch vỡ bắn tung lên, hóa chất bắn vào mắt…
Bỏng kết giác mạc
Tùy vào loại dung dịch bắn vào mắt, độ đậm đặc của dung dịch, diện tích cũng như độ nông sâu của vết thương mà người ta xếp loại tổn thương bỏng đó từ nhẹ đến nặng. Nhìn chung, trong các loại bỏng, thì bỏng mắt do hoá chất thuộc loại nặng nhất do tính chất phá hủy và thấm sâu vào tổ chức. Hay gặp ở bỏng hóa chất là axit và bazơ (vôi, amoniac).
Ngoài loại hóa chất, nồng độ, tổn thương mắt nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào thời gian hoá chất ở trong mắt. Khi gặp tai nạn bỏng, xử trí ban đầu đúng đắn sẽ giúp công tác điều trị được thuận lợi hơn.
Phân loại bỏng mắt
Bỏng mắt có thể chỉ xảy ra ở mi, nhưng cũng có khi xảy ra ở cả kết mạc và củng mạc, giác mạc và vùng rìa. Việc phân loại sẽ theo độ rộng – hẹp, nông – sâu và vị trí bị bỏng. Nhìn chung, bỏng nhẹ (độ I), mi chỉ cương tụ ở ngoài da, có hoặc không có cương tụ kết mạc, tổn thương ở giác mạc và vùng rìa nếu có cũng chỉ ở phần biểu mô.
Ở bỏng độ II, mi có thể có nốt phồng, kết mạc có màng giả, giác mạc có thể đã đục lờ mờ.
Bỏng kiềm độ 3
Bỏng độ III, IV được xếp vào bỏng nặng: có cháy da, hoại tử da, ở kết mạc và củng mạc cũng có thể có hoại tử, giác mạc và vùng rìa có đục nông hoặc sâu dưới ½ diện tích.
Bỏng rất nặng (độ V) là khi có hoại tử, cháy đen da mi, cơ và sụn mi > 1/2 diện tích, củng mạc và kết mạc có hoại tử, giác mạc và vùng rìa đục nông hoặc sâu trên ½ diện tích.
Bỏng kiềm độ 4
Trên lâm sàng, về phía người bệnh, khi bỏng nhẹ, mắt bị kích thích, kết mạc cương tụ, giác mạc phù biểu mô, thị lực giảm ít.
Còn khi bỏng nặng, mắt đau nhức nhiều, kết mạc phù, tắc mạch, có chỗ hoại tử trắng không còn mạch máu. Giác mạc đục trắng, phần sau không trông thấy. Biểu mô bong, nhu mô bị đục và phù, loét giác mạc dai dẳng dẫn đến thủng giác mạc, thị lực giảm mạnh, bệnh nhân có thể chỉ còn phân biệt được ánh sáng.
Điều trị bỏng mắt
Giai đoạn cấp cứu: Loại bỏ chất gây bỏng ra khỏi mắt bằng cách rửa ngay bằng nước sạch, sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Riêng bỏng vôi bột thì phải loại trừ ngay bột vôi, sau đó mới xối rửa mắt thật nhiều bằng nước sạch. Không nên băng mắt cho những trường hợp bỏng vì có thể gây lột da hay tổn thương thêm cho lớp sâu của da và niêm mạc.
Tại cơ sở y tế, bệnh nhân có thể phải tiếp tục rửa mắt + lấy hết dị vật trong mắt (trường hợp còn sót dị vật). Nếu bỏng do vôi cục chưa tôi phải dùng panh gắp hết vôi cục ra. Tốt nhất là nên rửa mắt bằng nước muối 9‰ hoặc nước đường nếu bỏng do vôi. Trước khi rửa mắt cần phải kiểm tra độ pH trong mắt, rửa xong phải kiểm tra đo lại độ pH. Nếu bỏng do bazơ cần phải rửa lâu hơn 30 phút cho tới khi độ pH trở về cân bằng.
Sau khi lấy hết dị vật và rửa mắt, bệnh nhân được dùng thuốc chống đau, chống nhiễm khuẩn, chống dính + dinh dưỡng ở kết giác mạc.
Có một số phẫu thuật được thực hiện trong giai đoạn đầu của bỏng mắt nhưng chỉ định rất thận trọng như: chọc tiền phòng, phẫu thuật cắt bỏ kết mạc hoại tử sát rìa giác mạc, tách dính mi, tạo hình mi, khâu cò mi, ghép giác mạc.
Phòng tai nạn bỏng mắt
– Trong lao động, đặc biệt là trong các nhà máy, xí nghiệp, các phòng thí nghiệm sử dụng hoá chất, cần phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mang mặt nạ dày.
– Giáo dục và giám sát trẻ nhỏ, không để trẻ ném vôi vào nhau khi chơi đùa. Những nơi có vôi tôi cần được rào chắn cẩn thận, canh chừng nghiêm ngặt. Giáo dục, nhắc nhở học sinh nghiêm túc khi thực hiện thí nghiệm.
-Cần tạo môi trường vui chơi an toàn cho trẻ. Tránh để hóa chất, thuốc men trong tầm với của trẻ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc đôi mắt cho người trưởng thành
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.