Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí quyết giữ huyết áp ổn định khi trời nóng

Do nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng. Đây là trở ngại cho những người sẵn có bệnh tăng huyết áp (THA).

Bí quyết giữ huyết áp ổn định khi trời nóng

Người bị THA thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu, chóng mặt, nhức đầu. Nếu không kiểm soát tốt và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, đột quỵ.

Trời nóng ảnh hưởng tới bệnh THA thế nào?

Cũng giống như bệnh tim, người mắc bệnh THA, vào mùa hè nếu ngủ không ngon giấc thì rất dễ bị THA vào ban đêm và gây hại cho tim mạch. Thời tiết nóng có thể làm giảm huyết áp ban ngày nhưng lại làm tăng huyết áp về đêm - đây là yếu tố dễ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hơn nữa, trong trời nóng nực, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, cơ thể dễ bị mất nước, khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao vì vậy dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não, dễ gây nên các biến chứng như tai biến mạch não, bệnh mạch vành...

Một điều mà người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý là: sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng lạnh và ngoài trời là yếu tố khá nguy hiểm cho bệnh tăng huyết áp. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Vận động hợp lý với cường độ chậm vừa giúp ổn định huyết áp. Ảnh: TM

Vận động hợp lý với cường độ chậm vừa giúp ổn định huyết áp. Ảnh: TM

Các biện pháp giữ huyết áp ổn định trong mùa hè

Uống thuốc đúng liều, đều đặn: Tình trạng “huyết áp lên thì... uống, xuống lại... thôi” xảy ra khá phổ biến ở người bệnh THA khi mà họ chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc uống thuốc đều đặn. Người bệnh THA cần tuân thủ một nguyên tắc quan trọng nhất: điều trị THA là một điều trị liên tục và lâu dài. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được các tai biến do THA. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất nhưng cũng lại là nguyên tắc hay bị bỏ quên nhất. Người bệnh thấy khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, huyết áp đo bình thường thì lại bỏ không uống thuốc hay uống thuốc không đều đặn. Cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp thấy cao, lúc đấy mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng của tăng huyết áp, có nghĩa là không có hiệu quả. Vì vậy, dù huyết áp đã về mức bình thường, dù cảm thấy khỏe mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc huyết áp đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị.

Khi thời tiết nắng nóng, người đang dùng thuốc điều trị THA không nên hoạt động nhiều ngoài trời nóng để đề phòng giãn mạch quá mức dẫn đến tụt huyết áp. Tình trạng tụt huyết áp ở người bệnh cũng nguy hiểm như khi huyết áp tăng vọt. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đều đặn để kiểm soát huyết áp. Đồng thời giảm những nguy cơ do thời tiết nắng nóng tác động đến bệnh THA, người bệnh nên thực hiện các biện pháp như sau:

Không để nhiệt độ trong phòng quá thấp: Sự chênh lệch nhiệt độ quá mức trong phòng và ngoài trời sẽ tác động đến độ giãn nở của mạch máu và ảnh hưởng tới huyết áp. Hơn nữa người bệnh THA không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu, do trong phòng kín nên không khí lưu thông kém, nếu ở lâu sẽ dễ bị những chứng bệnh do máy điều hòa gây ra như chóng mặt, tim đập nhanh. Vì vậy, người bệnh THA nên dành thời gian đi ra ngoài trời vận động nơi có không khí lưu thông là rất cần thiết. Nên hoạt động nhẹ nhàng bằng phương pháp đi bộ hay tập  dưỡng sinh vào những lúc trời mát như buổi sáng hoặc chiều tối.

Uống nước thường xuyên: Thực tế rất nhiều bệnh nhân THA không nhận thức được việc phải bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Họ thường nghĩ nếu chưa khát nước thì chưa uống - đây chính là một sai lầm tai hại. Cảm giác khát là một phản ứng khá mạnh của hệ thần kinh đối với tình trạng thiếu nước của cơ thể. Khi chúng ta cảm thấy khát thì cơ thể đã bị thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, vào mùa hè, bệnh nhân THA nên uống nhiều nước và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống, để giảm được độ kết dính trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nên tạo thói quen uống 1 ly nước (chừng 250ml) sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm. Nước đun sôi để nguội là tốt hơn cả, tránh dùng các loại nước giải khát có đường hay nước đóng chai có ga. Bệnh nhân THA không nên uống nhiều các thức uống có đường mà có thể thay bằng các loại trà thảo dược thanh nhiệt.

Ngoài ra, hạn chế ăn mặn, nên giảm muối, bột ngọt, các nước chấm mặn. Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc. Ăn nhiều rau quả xanh, trái cây để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Đồng thời, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và tránh các chất kích thích như cà phê...

Vận động hợp lý: Trời nóng nực khiến bệnh nhân THA thường bị mệt mỏi, cộng với việc dù vận động ít, cơ thể cũng sẽ ra nhiều mồ hôi, điều này khiến nhiều bệnh nhân THA, đặc biệt là người cao tuổi thường ngại vận động. Đây là điều không tốt cho người bệnh THA. Thực tế, vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch máu, hay có thể gọi vận động chính là tập thể dục cho mạch máu. Cần tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập. Nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng. Có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ...

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng hợp những điều cần biết về tăng huyết áp

BS. Xuân Huyền - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm