Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị ho có uống sữa được không?

Nhiều cha mẹ tin rằng cho trẻ bị cảm lạnh uống sữa sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy đó là quan niệm sai lầm.

TS. Ian Balfour-Lynn, thuộc Bệnh viện Hoàng gia Brompton ở London, cho biết: “Khoa chúng tôi thường xuyên được nghe các vị phụ huynh nói rằng uống sữa làm tăng sản sinh chất nhầy từ phổi, và vì vậy họ ngừng cho con uống sữa.

“Điều này đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhi bị bệnh liên quan đến tiết chất nhầy quá nhiều. Ví dụ, bệnh xơ nang và rối loạn vận động nhung mao tiên phát, nhưng cũng bao gồm trẻ bị thở khò khè hoặc hen.

"Thật vậy, nhiều người tin rằng mọi bệnh hô hấp đều nên tránh uống sữa, kể cả cảm lạnh thông thường".

Ông cho biết thêm quan niệm rằng sữa có thể tạo ra nhiều đờm trong khi súp gà làm long đờm có thể đã bắt đầu vào năm 1204 bởi Moses Maimonides, một thủ lĩnh tinh thần Do Thái và là bác sĩ pháp y, đã đề cập đến điều này trong một tiểu luận về bệnh hen.

TS. Benjamin Spock, một thầy thuốc nhi khoa nổi tiếng, sau đó đã lặp lại tuyên bố này trong cuốn sách bán chạy nhất của mình có tên “'The Common Sense Book of Baby and Child Care”(Thường thức về Trẻ em và Chăm sóc Trẻ em) năm 1946.

Uống sữa không làm cho phổi tiết nhiều chất nhầy hơn, và các nhà khoa học cảnh báo không nên cắt khẩu phần sữa của trẻ vì đó là nguồn năng lượng, canxi, vitamin và khoáng chất quan trọng.

Cuốn sách đã bán được hơn 50 triệu bản tính đến thời điểm tác giả qua đời vào năm 1998.

Kể từ năm 1948, nghiên cứu khoa học đã bắt đầu chứng minh quan niệm này là không đúng nhưng nó vẫn tiếp tục lan truyền.

Một giả thuyết chưa được chứng minh là một protein có nguồn gốc từ việc tiêu hóa một số loại sữa sẽ khởi động gen làm tăng tiết dịch nhầy.

TS. Balfour-Lynn cho biết toàn bộ điều này xảy ra ở ruột, và chỉ có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp nếu sự toàn vẹn của ruột bị suy yếu do nhiễm trùng và cho phép protein sữa đi khắp nơi trong cơ thể.

Thay vào đó, quan niệm sai lầm này có thể bắt nguồn từ cảm giác của sữa trong miệng.

Sữa là một loại nhũ tương và nước bọt có chứa các hợp chất khiến nó dính hơn và nhanh chóng tương tác với nhũ tương để làm cho nó đặc hơn.

Điều này có thể ảnh hưởng đến cảm giác trực quan của sữa trộn lẫn với nước bọt, cả về độ đặc phủ lên miệng và sau khi nuốt.'

Đây có thể là lý do tại sao rất nhiều người nghĩ rằng có nhiều chất nhầy hơn được tiết ra trong khi thực tế đó là tổng hợp nhũ tương sữa có cảm giác nhày dính trong miệng và cổ họng.

“Nhiều bệnh nhân hen có cảm giác bệnh hen trở nên nặng hơn do uống sữa và thường kiêng sữa.

“Trong khi dị ứng hoặc không dung nạp lactose thường được cho là vấn đề, trong thực tế rất hiếm khi các triệu chứng hô hấp là biểu hiện duy nhất của dị ứng thực phẩm”.

“Sữa là nguồn canxi chủ yếu cho trẻ em và người lớn cũng như nguồn cung cấp nhiều vitamin.

“Lượng canxi đầy đủ là rất quan trọng cho sự phát triển của sức khỏe xương bình thường và phòng ngừa loãng xương trong tương lai.'

Nghiên cứu đã cho thấy những trẻ không uống sữa thường thấp hơn, giảm mật độ khoáng xương và có nhiều nguy cơ gãy xương hơn.

Sữa cũng là nguồn năng lượng quan trọng cho trẻ em và bỏ mất nguồn calo quan trọng này đặc biệt có hại đối với trẻ nhỏ bị xơ nang do nhu cầu năng lượng tăng của chúng”, TS. Balfour-Lynn nói thêm.

Ông kết luận: “Trong khi chắc chắn kết cấu của sữa có thể làm cho một số người cảm thấy chất nhày và nước bọt đặc hơn và khó nuốt hơn, không có bằng chứng cho thấy sữa gây tiết nhiều chất nhầy.

“Sữa là nguồn cung cấp calo, canxi và vitamin quan trọng cho trẻ em. Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu cần xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng uống sữa sẽ gây tiết nhiều đờm”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Disease in Childhood.

Theo Dân Trí
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm