Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nào nổi bật vào mùa hè thu?

Từ tháng 5 đến tháng 8 thường là những tháng nóng nhất và rơi vào mùa hè thu ở nước ta. Cách khôn ngoan cho mọi người là “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”.

Trong khi, ở một số khu vực, nhiệt độ có thể tăng lên đến gần 40 độ C và một số bệnh mùa hè là không thể tránh khỏi. Tất cả chúng ta đều nhận thức có một số bệnh nổi bật hơn trong những mùa nhất định so với những mùa khác. Ví dụ, cảm lạnh, cúm và ho là các bệnh thông thường vào mùa đông; sốt xuất huyết và tiêu chảy thường gặp vào mùa hè và chớm thu.

Bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để chống các bệnh mùa hè ngay cả khi bạn nghĩ mình đang khỏe mạnh. Bài viết tập trung giới thiệu một số bệnh mùa hè thu thông thường để phòng ngừa.

1. Ngộ độc thực phẩm:

Nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm là tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Thực phẩm và nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, virut, chất độc và hóa chất, xâm nhập vào cơ thể người, gây ra viêm dạ dày ruột, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thịt cá sống, thực phẩm được bán bởi những người bán hàng bên lề đường, và nước bị ô nhiễm là những thực phẩm dễ mang mầm bệnh và gây bệnh.

2. Đột quỵ vì nhiệt:

Nếu vào một ngày hè nóng nực, bạn gặp nhức đầu, khô da, đau bụng, suy nhược, nôn mửa, nhịp tim tăng, thở nông, có thể bạn đang bị một cơn đột quỵ nhiệt. Dấu hiệu đầu tiên của cơn đột quỵ nhiệt là chóng mặt, và thường được theo sau là một loạt các triệu chứng khác như buồn nôn, co giật… Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê. Để ngăn ngừa đột quỵ vì nóng, các bác sĩ khuyên không làm việc quá sức vào mùa hè, tránh nóng và sử dụng các thiết bị che nắng và làm mát cơ thể.

 

Trong mùa hè và chớm thu, nên phòng ngừa đột quỵ, bỏng da do nắng và ngộ độc thực phẩm

 

3. Bỏng da do ánh nắng:

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài làm dễ xâm nhập tia tử ngoại vào cơ thể. Trong những ngày hè nóng bức khi người ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, da có thể đỏ, khô, ngứa và nứt nẻ. Nếu các tế bào da bị cháy quá nhiều, có thể xuất hiện vết rộp trên da và có thể bong da khô / da chết. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cháy da do nắng là sử dụng kem chống nắng và có biện pháp ngăn ngừa để giữ độ ẩm của da.

4. Nổi ban da:

Vào mùa hè, nổi ban da là vấn đề phổ biến ở trẻ em và người lớn. Điều này thường xảy ra khi một người đổ mồ hôi quá nhiều. Mồ hôi tích tụ trong quần áo và cọ xát liên tục hoặc mang quần áo đẩm ướt mồ hôi trong một thời gian kéo dài gây ngứa và dẫn đến nổi ban da. Da đỏ, khô, kích ứng là những dấu hiệu có thể nhìn thấy nổi mẩn trên da.

5. Sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut sau đó truyền bệnh cho người lành. Bệnh thường gặp vào mùa hè. Triệu chứng nhận biết bệnh sốt xuất huyết như sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, nổi mẩn, phát ban. Nặng có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng muỗi đốt.

6. Bệnh tay chân miệng:

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virut từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Khuyến cáo nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau và thuốc bổ.

7. Thủy đậu:

Thủy đậu là một trong những bệnh phổ biến nhất vào mùa hè. Những người mắc bệnh tiểu đường, ung thư, huyết áp, HIV, lao, dùng thuốc steroid kéo dài hoặc những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Các triệu chứng thông thường của thủy đậu bao gồm nổi mụn nước tạo vảy, da ngứa, đỏ, sốt cao, ăn mất ngon và nhức đầu, bệnh thường kéo dài hơn một tuần.

8. Thương hàn:

Một trong những bệnh thông thường vào mùa hè là bệnh thương hàn. Thông qua đường tiêu hóa, bệnh lan truyền cho những người khỏe mạnh. Bệnh lan truyền khi vi khuẩn Salmonella typhi xâm nhập vào đường tiêu hóa. Nguồn thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm trở thành nơi sinh sản cho vi khuẩn dẫn đến sự bùng nổ bệnh khi ăn uống bị nhiễm bẩn. Các triệu chứng của thương hàn bao gồm: suy nhược, ăn mất ngon, mệt mỏi, đau vùng bụng, sốt cao. Chủng ngừa vắc xin để phòng ngừa thương hàn. Trong quá trình tiêm chủng, vi khuẩn yếu được tiêm vào cơ thể để tạo miễn dịch.

9. Quai bị:

Quai bị là một bệnh bệnh truyền nhiễm khác hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây nhiễm trong tự nhiên và lây truyền khi tiếp xúc với người ho hay nhảy mũi. Một số triệu chứng có thể gặp là: sưng tuyến nước bọt, đau cơ, sốt, nhức đầu, ăn mất ngon và yếu người. Để ngăn ngừa, bác sĩ đề nghị tiêm vắc xin phòng bệnh.

Phòng ngừa bệnh mùa hè, chớm thu

Lý do chính đằng sau sự bùng phát của dịch bệnh vào mùa hè là do sự hiện diện của điều kiện thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút và các ký sinh trùng khác sinh sôi phát triển. Dưới đây là những lời khuyên bảo vệ sức khỏe để chống lại bệnh tật vào mùa hè và chớm thu:

1. Cố gắng tránh các hoạt động ngoài trời trong những giờ nắng nóng cao điểm.

2. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp và tránh ở trong những khu vực đông đúc.

3. Tăng lượng nước hoặc lượng chất lỏng để tránh mất nước.

4. Sử dụng kem chống nắng để tránh làm hư hại da.

5. Tránh thức ăn ven đường hoặc nước bị ô nhiễm.

6. Tăng tiêu thụ trái cây và rau.

7. Mang mũ rộng vành để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

8. Ưu tiên mặc quần áo rộng thông thoáng, nên tránh mặc quần áo màu tối vì dễ tăng hấp thụ nhiệt.

9. Giữ cơ thể của bạn lành mạnh và sạch sẽ.

10. Mùa hè là thời gian tuyệt vời để thưởng thức những kỳ nghỉ và dành thời gian với gia đình, bạn bè để thư giãn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cách để cải thiện sức khỏe của bạn vào mùa thu

 

TS.BS. Lê Thanh Hải - Theo SKĐS (tham khảo lalpathlabs)
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm