Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Tuýp này thường phát triển ở những người trẻ, tuy nhiên nó cũng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.

Trước đây, các bác sĩ tin rằng tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn là do di truyền. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc tiểu đường tuýp 1 đều có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Một số đặc điểm di truyền có thể làm cho bệnh tiểu đường tuýp 1 dễ phát triển hơn trong một số trường hợp nhất định.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, các nhà khoa học đã tìm thấy những thay đổi trong gen tạo ra một số protein nhất định. Những protein này đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Những đặc điểm di truyền này khiến một người dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này. Đặc biệt, khi một người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, họ sẽ mắc bệnh này suốt đời.

Đọc thêm bài viết: Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 không dùng insulin

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

  • Thời tiết lạnh: Bệnh dễ xuất hiện vào mùa đông hơn là mùa hè. Nó cũng phổ biến hơn ở vùng khí hậu mát mẻ.
  • Virus: các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại virus có thể kích hoạt bệnh tiểu đường tuýp 1 ở những người dễ mắc bệnh. Trong số các loại virus này có sởi, quai bị, coxsackie B, virus rota.
  • Chế độ ăn uống: Được bú sữa mẹ khi còn nhỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sau này.

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có kháng thể tự miễn dịch trong máu trong nhiều năm trước khi xuất hiện các triệu chứng. Tình trạng này có thể phát triển theo thời gian hoặc có thể phải có thứ gì đó kích hoạt các kháng thể tự miễn dịch trước khi các triệu chứng xuất hiện. Sau khi kích hoạt, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện nhanh chóng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?

Tiểu đường tuýp 2 là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90 - 95% tất cả các trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ. Cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có người thân trong gia đình mắc bệnh này. Tuy nhiên, trong khi các yếu tố di truyền có thể đóng vai trò nào đó, các bác sĩ tin rằng các yếu tố như lối sống, bao gồm: chế độ ăn uống và tập thể dục, có tác động đáng kể nhất.

Ngoài tiền sử gia đình, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, bao gồm:

  • Độ tuổi từ 45 tuổi trở lên
  • Thừa cân, chỉ số khối cơ thể cao (BMI), hoặc béo phì
  • Một lối sống ít vận động, hoạt động thể chất hạn chế
  • Hàm lượng chất béo và cholesterol trong máu cao
  • Huyết áp cao
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Tiền sử tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sử bệnh tim mạch
  • Trầm cảm

Những người có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng nào, nhưng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng khi sinh và các vấn đề khác. Bệnh thường khỏi sau khi sinh, nhưng sau đó có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể là ngay sau khi kết thúc thai kỳ hoặc vài năm sau đó. Một phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ thường có một thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, thường là tuýp 2.

Đái tháo nhạt

Bệnh đái tháo nhạt là một tình trạng hoàn toàn khác với bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2. Đây là cả 2 loại đái tháo đường mà chúng ảnh hưởng bởi khả năng sản xuất hormone insulin trong tuyến tụy hoặc khả năng sử dụng insulin đó của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh đái tháo nhạt lại là kết quả của sự cố trong tuyến yên và ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone vasopressin. Điều này có thể làm thay đổi sự cân bằng nước trong cơ thể. Bệnh có 2 loại:

  • Đái tháo nhạt do thận: một tình trạng di truyền phát triển sau khi cha hoặc mẹ bị đột biến gen
  • Đái tháo nhạt do thần kinh: một phần do di truyền, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác, chẳng hạn như chấn thương hoặc khối u.

Người mắc bệnh có thể bị mất nước dễ dàng. Họ sẽ cần uống nước nhiều và đi tiểu thường xuyên. Tình trạng mất nước ở người bệnh này có thể dẫn đến lú lẫn, huyết áp thấp, co giật và hôn mê.

Các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

Những người có nhiều khả năng mắc bệnh này thường có thể thực hiện các phương pháp phòng tránh. Xét nghiệm di truyền có thể dự đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và phân biệt giữa tuýp 1 và 2 ở một số người

Bệnh tiểu đường tuýp 1: không thể ngăn ngừa, nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bằng cách:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ đến 6 tháng tuổi
  • Tiêm vắc-xin đúng thời hạn và thực hành vệ sinh tốt, như rửa tay

Bệnh tiểu đường tuýp 2: trong nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa tuýp 2 bằng cách thay đổi lối sống

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên bạn nên bắt đầu kiểm tra định kỳ từ 45 tuổi. Tuy nhiên những người có các yếu tố rủi ro ngoài tuổi tác, như béo phì, có thể cần bắt đầu sàng lọc sớm hơn. Sàng lọc có thể phát hiện một người bị tiền tiểu đường, có nghĩa là lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người ở giai đoạn này, có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn phát triển thành bệnh.

Đọc thêm bài viết: Căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Các biện pháp điều chỉnh lối sống:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: những người thừa cân hoặc béo phì có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm 5 - 7% trọng lượng ban đầu của họ.
  • Duy trì hoạt động thể chất: đối với người lớn, bạn nên tập ít nhất 150 phút với cường độ vừa hoặc 75 phút với cường độ mạnh mỗi tuần.
  • Ăn sáng lành mạnh: một chế độ ăn tập trung vào trái cây và rau quả tươi, chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng.

Lợi ích của việc điều chỉnh lối sống:

  • Giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Giảm khả năng biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 trở nên nặng nề hơn.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS.Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
Xem thêm