Đây là ca bệnh đầu tiên được chuyển đến BV Bạch Mai sau khi cách ly.
PGS.TS. Nguyễn Văn Chi - Trưởng Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân là nam, 65 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp, điều trị không thường xuyên.
Bệnh nhân khởi phát đột quỵ lúc 19h30 ngày 1/4/2020, đột ngột xuất hiện yếu nửa người trái, rối loạn ý thức, không co giật, vào một bệnh viện cấp cứu lúc 20h10. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu não do tắc động mạch não giữa M1 phải. Bệnh nhân đã được điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch lúc 21h ngày 1/4/2020 nhưng không hiệu quả.
Các bác sĩ tại bệnh viện này đã tiến hành hội chẩn với các bác sĩ Khoa Cấp cứu A9 đề nghị hỗ trợ chuyên môn. Đồng thời nguyện vọng của gia đình bệnh nhân tha thiết xin chuyển và được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, mặc dù biết bệnh viện đang trong thời gian cách ly.
Ngay lập tức, Đội Đột quỵ của Khoa Cấp Cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành hội chẩn nhanh chóng, bao gồm các chuyên gia đột quỵ, can thiệp thần kinh của khoa Cấp cứu và Trung tâm Điện quang, dưới sự chỉ đạo của PGS.TS. Nguyễn Văn Chi và PGS.TS. Vũ Đăng Lưu và thống nhất tiếp nhận bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai để tiến hành can thiệp mạch cứu nguy.
Bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai lúc 23h20 (giờ thứ 4 sau đột quỵ), được kíp trực khoa Cấp cứu tiếp nhận tại vùng đệm của bệnh viên theo đúng quy trình tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu nặng của bệnh viện.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Chi, tình trạng bệnh nhân lúc vào Bệnh viện Bạch Mai tỉnh chậm, thang điểm hôn mê Glasgow 13 điểm, liệt nửa người trái 1/5, thang điểm đột quỵ (NIHSS) 17 điểm - ở mức độ nặng, huyết áp 160/90 mmHg. Bệnh nhân đã được kíp đột quỵ Khoa Cấp cứu đưa thẳng sang Trung tâm Điện quang đánh giá lại hình ảnh học và chẩn đoán xác định: nhồi máu não do tổn thương đồng thời động mạch cảnh trong và động mạch não giữa phải M1, vùng tổn thương nhu mô có xu hướng tiến triển rộng (ASPECT 6 điểm).
"Tiên lượng tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu và tử vong cao nếu không được can thiệp kịp thời. Đội Đột Quỵ bao gồm khoa Cấp cứu và Trung tâm Điện quang đã hội chẩn và thống nhất can thiệp lấy huyết khối cơ học giải nguy cho bệnh nhân. Bệnh nhân đã được can thiệp lấy huyết khối cơ học lúc 0h10 ngày 2/4/2020"- PGS.TS Nguyễn Văn Chi chia sẻ.
Tình trạng bệnh nhân đến 8h00' ngày 2/4/2020 có dấu hiệu cải thiện hơn, ý thức tỉnh, liệt nửa người trái cải thiện 2/5, huyết áp 150/90 mmHg. Bệnh nhân đang được kiểm soát huyết áp tích cức bằng thuốc huyết áp đường tĩnh mạch và theo dõi huyết áp động mạch liên tục). Với ca bệnh này, bệnh nhân sẽ tiếp tục được đánh giá lại vùng tổn thương và các yếu tố nguy cơ trong thời gian tới.
Hội chẩn chuyên môn từ xa để tiếp nhận các ca bệnh khó
Thông tin từ BV Bạch Mai cho hay, ngay trước khi có lệnh cách ly toàn bộ BV Bạch Mai vào ngày 28/3, nhiều bệnh nhân nặng ở tuyến dưới đã kịp thời được chuyển đến Khoa Cấp cứu A9 và đã được đội ngũ thầy thuốc nơi đây cứu sống một cách ngoạn mục với những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất. Trong đó có những kỹ thuật vô cùng khó và chỉ ít cơ sở y tế ở Việt Nam triển khai được.
Và nếu chỉ lùi lại vài giờ, khi bệnh viện có lệnh cách ly toàn bộ BV, bệnh nhân không đến được Bạch Mai, không thực hiện được kỹ thuật này thì bệnh nhân sẽ phải chịu thiệt thòi rất lớn.
Có thể nói, dù đang trong những ngày cách ly toàn bộ bệnh viện để phòng chống dịch COVID-19 nhưng đội ngũ y bác sĩ BV Bạch Mai vẫn luôn nỗ lực, tận tụy hết mình vì người bệnh. Với họ, sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân là trên hết.
Theo thống kê, trung bình hàng ngày có khoảng 100 bệnh nhân nặng, rất nặng từ tuyến dưới chuyển lên BV Bạch Mai, cần được cứu chữa, nếu không nguy cơ tử vong rất lớn. Xuất phát từ thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí cho Bệnh viện Bạch Mai được tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu. Với những ca bệnh khó, BV sẽ hội chẩn chuyên môn từ xa và sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân theo đúng quy trình.
Đến nay đã sang ngày thứ 6 BV Bạch Mai cách ly toàn bộ, đội ngũ các y, bác sĩ và nhân viên y tế đã rất nỗ lực, cố gắng để vừa đảm bảo chăm sóc cho bệnh nhân, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch và đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình.
Để thực hiện việc tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong giai đoạn Bệnh viện Bạch Mai đang thực hiện lệnh cách ly, Bệnh viện đã xây dựng quy trình gồm 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu gồm:
Bước 1: Đơn vị dự kiến chuyển người bênh hội chẩn trực tuyến trước (hoặc liên hệ trước qua điện thoại với Khoa Cấp cứu về tình trạng người bệnh theo số điện thoại: 0869 587 707), Khoa Cấp cứu căn cứ thực tế người bệnh sẽ đồng ý tiếp nhận người bệnh.
Bước 2: Nhân viên Khoa Cấp cứu chuẩn bị các phương tiện cần thiết để cấp cứu người bệnh, chuẩn bị sẵn sàng đón người bệnh từ vùng đệm tại Cổng số 1 đường Giải Phóng. Nhân viên mặc quần áo bảo hộ, phương tiện vận chuyển được khử khuẩn. Trường hợp cần thiết cho 01 người nhà người bệnh được ở trong bệnh viện để phối hợp giải quyết các việc liên quan.
Bước 3: Khoa Cấp cứu phân luồng riêng đưa người bệnh vào buồng cách ly để tiếp tục điều trị. Người bệnh và người nhà người bệnh cần được sàng lọc dịch tễ và chỉ định làm xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay lúc vào Khoa.
Bước 4: Trường hợp người bệnh cần chuyển vào các khoa khác, Khoa Cấp cứu cần liên hệ trước và phân luồng riêng để vận chuyển người bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cập nhật thông tin mới nhất về Covid 19 ngày 03/04/2020
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.