Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả na

Không chỉ là loại trái cây quen thuộc với người Việt mà quả na còn chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại một số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Na là loại trái cây mùa hè được người Việt yêu thích với phần thịt trắng, mềm, khi chín có vị ngọt đậm. Không chỉ ngon, có hương vị lạ miệng, quả na còn cung cấp nguồn dưỡng chất tuyệt vời rất tốt cho sức khỏe.

Quả na là loại trái cây mùa hè đặc trưng ở miền Bắc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon.

(Ảnh: Healthline)

Dưới đây là một số công dụng đáng kinh ngạc của quả na mà bạn nên biết!

Giàu chất chống oxy hóa

Quả na chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do, nguyên nhân liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, bao gồm ung thư và bệnh tim.

Một số hợp chất nhất định được tìm thấy trong quả na như axit kaurenoic, flavonoid, carotenoid và vitamin C - có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.

Cải thiện tiêu hóa

Quả na chứa nguồn chất xơ dồi dào, vừa thúc đẩy quá trình đào thải phân ra khỏi cơ thể hiệu quả, hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh, vừa tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn cho cơ thể.

Ngoài chất xơ, loại quả này còn có hàm lượng đồng cao giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Các chất này góp phần làm quá trình bài tiết thức ăn diễn ra nhanh hơn, từ đó ngăn ngừa chứng khó tiêu và giảm táo bón hiệu quả.

Quả na không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng, cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể. (Ảnh: Amazon)

Tốt cho mắt

Một công dụng tuyệt vời khác của quả na là khả năng cải thiện thị lực nhờ chứa nguồn vitamin C và A dồi dào. Loại quả này cũng rất giàu riboflavin, vitamin B2 khi đi vào cơ thể có tác dụng chống lại sự hình thành các gốc tự do, ngăn ngừa các vấn đề về mắt, từ đó bảo vệ đôi mắt sáng, khỏe mạnh.

Ngoài ra, na còn cung cấp carotenoid lutein, một trong những chất chống oxy hóa chính trong đôi mắt giúp duy trì thị lực khỏe mạnh bằng cách chống lại các gốc tự do. Một số nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều lutein có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Lutein cũng có thể bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề về mắt khác như đục thủy tinh thể. Bởi vậy, bổ sung na vào chế độ ăn thường xuyên giúp bạn có đôi mắt sáng, khỏe mạnh và ngăn ngừa mắc các bệnh về mắt.

Ngừa huyết áp cao

Quả na chứa nhiều kali và magie nên rất hữu ích trong việc điều chỉnh huyết áp. Hai chất này đều thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu, do đó có thể làm giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài ra nguồn niacin, vitamin B6 và chất xơ dồi dào trong na cũng có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau tim, giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Ăn na thường xuyên giúp bạn tăng cường sức khỏe, ngừa ung thư, bảo vệ hệ tim mạch,...

(Ảnh: Organic Facts)

Chống viêm

Viêm mãn tính là nguyên nhân liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim và ung thư. Trong khi đó, quả na cung cấp một số hợp chất như axit kaurenoic có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.

Ngoài ra, loại quả này còn chứa catechin và epicatechin, các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm hiệu quả.

Tăng cường miễn dịch

Giống như các loại trái cây nhiệt đới khác, na chứa nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng có khả năng bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách chống lại nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật.

Tốt cho da, răng

Nhờ có hàm lượng vitamin A cao mà na được xem là loại trái cây có khả năng cân bằng độ ẩm và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa trên da. Ngoài ra, ruột na mềm có tác dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp điều trị mụn nhọt hay vết loét trên da rất hiệu quả. Bên cạnh đó, vỏ của loại quả này cũng thường được sử dụng để chữa sâu răng và ngăn ngừa viêm nướu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn na tuyệt đối không được cắn hạt.

Thảo Trinh - Theo Dân trí
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm