Chế độ ăn giàu rau củ quả giúp làm giảm các nguy cơ của rất nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và đặc biệt là các bệnh ung thư. Điều này đã được khẳng định và được áp dụng như một nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản. Đặc biệt trong thời điểm Tết, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là rất khó khăn và bổ sung rau củ quả cho chế độ dinh dưỡng chính là cách duy trì sự cân bằng cho cơ thể một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, rau củ quả cũng mang tới những nguy cơ có hại cho sức khỏe nếu sử dụng trong tình trạng hư hỏng, không đảm bảo an toàn. Rau củ quả hoàn toàn có thể nhiễm khuẩn gây bệnh, và hương vị - bề ngoài của chúng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu không được bảo quản đúng cách.
Làm sạch rau củ quả
Rau củ quả có thể trải qua quá trình vận chuyển đường dài để đến tay người tiêu dùng. Quá trình vận chuyển kéo dài có thể khiến rau củ quả phơi nhiễm với các vi khuẩn gây hại, kể cả dù bề ngoài của rau củ quả dường như không có sự thay đổi. Điều này đúng với tất cả các loại rau củ quả, không phân biệt rau củ quả hữu cơ, rau củ quả không chất bảo quản hay rau củ quả thông thường.
Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn là điều cần thiết, song nếu bạn cần bảo quản chúng, tốt nhất là nên bảo quản rau củ quả khi chưa rửa. Việc rửa sạch rau củ quả sẽ ưu tiên khi bạn cần sử dụng ngay, vì nếu bạn rửa và đem bảo quản trong tủ lạnh, nước và độ ẩm có thể khiến rau củ quả nhanh hỏng hơn. Nếu bạn rửa chúng vì chúng quả bẩn rồi mới bảo quản, hãy cố gắng lau sạch chúng trước khi cho vào tủ lạnh.
Bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ bao nhiêu là thích hợp?
Thông thường, bạn nên để tủ lạnh trong khoảng 1 đến 3 độ C. Tốt nhất, bạn nên bảo quản rau trong ngăn kéo nằm ở dưới cùng của hầu hết các loại tủ lạnh hoặc ngăn dành riêng cho rau củ quả nếu có.
Một số rau củ quả bảo quản mức lạnh, ẩm bao gồm: Táo, Súp lơ xanh, Cà rốt, Rau diếp, Cà tím…
Một số loại rau củ quả bảo quản tốt nhất ở mức lạnh, khô như: tỏi, hành tây…
Một số loại rau củ quả bảo quản tốt nhất ở mức ấm, khô như: ớt, bí ngô, bí ngòi, khoai tây…
Tốt hơn hết, nếu các loại rau củ quả đã được rửa và cắt nhỏ, bạn nên bảo quản trong túi kín hoặc hộp nhựa kín để giữ tươi ngon và hạn chế tiếp xúc với không khí. Bạn cũng nên lưu ý là luôn bảo quản rau củ quả và thịt sống riêng biệt, tránh tình trạng lây nhiễm chéo lẫn nhau giữa các thực phẩm.
Bảo quản đông đá thì sao?
Hầu hết tất cả các loại trái cây và rau quả đều có thể được bảo quản trong tủ đông. Đông lạnh có thể làm thay đổi hình dáng và cấu trúc của nhiều loại rau củ quả, nhưng nhìn chung nó vẫn giữ được hương vị, chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe mà chúng mang lại.
Đông lạnh rau củ quả cũng là một cách tuyệt vời để dự trữ các thực phẩm này theo mùa. Nếu bạn có ý định đông lạnh rau củ quả, tốt nhất là nên đông lạnh trong hộp kín. Bạn cũng nên tránh đông lạnh các sản phẩm chưa chín, hay cũng không nên để đông lạnh các loại rau mà bạn định ăn sống, chẳng hạn như rau diếp.
Bảo quản ở nơi mát mẻ, khô ráo
Một số loại thực phẩm không nhất thiết phải để trong tủ lạnh hay tủ đông mà chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Có thể kể đến các loại rau củ quả như cà chua, chuối, khoai tây, chanh… Việc để trong tủ lạnh (như cà chua) có thể làm chúng mất mùi vị và chất dinh dưỡng. Hơn nữa, bảo quản lạnh cũng có thể khiến các loại rau củ quả này bị thay đổi kết cấu.
Thông thường, trái cây thì không cần bảo quản trong tủ lạnh. Nếu bạn bảo quản trái cây, bạn có thể kéo dài hơn thời gian chín của trái cây và giữ chúng tươi lâu hơn. Còn nếu trái cây đã được rửa và cắt hay bóc vỏ, tốt hơn cả là bạn nên bảo quản trong hộp kín.
Tổng kết
Rau củ quả có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ lạnh, mát và thậm chí là không cần trong tủ lạnh vẫn được. Bảo quản rau củ quả giúp đảm bảo an toàn vệ sinh, giữ được hương vị tươi ngon và nhiều giá trị dinh dưỡng. Bạn cũng nên nhớ rửa sạch rau củ quả trước khi sử dụng để tránh khỏi tình trạng nhiễm bẩn bên ngoài trong thời gian dài.
Tham khảo thêm thông tin tại: Những thực phẩm bạn không nên để trong ngăn đá tủ lạnh
Khi lựa chọn bài tập cardio tốt nhất có thể thực hiện được ở mọi nơi thì nhảy dây và chạy bộ là 2 bài tập đứng đầu. Cả 2 bài tập này đều giúp làm tăng nhịp tim, tăng mức độ làm việc của tim và phổi.
Các bác sỹ cảnh báo dấu hiệu nhồi máu cơ tim với nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể thoáng qua rồi lại bình thường ngay. Nhồi máu cơ tim cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Bạn có nên uống không? Nếu có thì khi nào, bao nhiêu và uống loại gì?
Creatinine được tìm thấy trong máu của tất cả mọi người. Khi thận làm việc bình thường, thận lọc và đào thải creatinine ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Tuy nhiên nếu bạn bị suy thận, chức năng này sẽ giảm, khiến nồng độ creatinine tăng cao. Vậy làm cách nào để giảm creatinine?
Dị ứng hải sản – hay chính xác hơn là dị ứng với các động vật có vỏ là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch cơ thể với protein ở một số loài động vật biển. Các loài động vật biển trong danh sách này bao gồm động vật giáp xác và nhuyễn thể, chẳng hạn như tôm, cua, mực, hàu, sò và những loài khác.
Đa phần mọi người đều nghĩ rằng đồ ăn vặt sẽ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, 7 món dưới đây lại không chỉ được nhiều người yêu thích mà còn có thể tốt cho tim mạch.
Mặc dù sự thuận tiện của headphone là điều không thể phủ nhận nhưng câu hỏi đặt ra là sử dụng như thế nào thì hợp lý, âm lượng bằng nào và đeo trong bao lâu?
Cho dù bạn mới được chẩn đoán mắc bệnh suy giáp hay đã sống chung với bệnh trong nhiều năm, có những điều bạn có thể làm để sống tốt bất chấp căn bệnh của mình.