Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ban biết gì về nấm âm đạo là gì?

Theo ước tính 75% phụ nữ sẽ bị nhiễm nấm ít nhất một lần trong đời. Cùng tìm hiểu về nấm âm đạo trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Nấm âm đạo là một bệnh rất phổ biến ở nữ giới, theo ước tính 75% phụ nữ sẽ bị nhiễm nấm ít nhất một lần trong đời. Mặc dù nhiễm nấm có thể xảy ra với bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng có thể được điều trị nhanh chóng và dễ dàng.

Âm đạo thông thường sẽ cân bằng giữa các vi khuẩn lành mạnh và nấm men. Nội tiết tố estrogen giúp vi khuẩn lactobacilli trong âm đạo phát triển. Những vi khuẩn này tiêu diệt các sinh vật có hại trong âm đạo và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nhưng khi sự cân bằng bị phá vỡ, nấm candida có thể phát triển vượt qua sự kiểm soát và gây nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra nấm âm đạo, trong đó những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Hormones: Sự thay đổi nồng độ hormone của cơ thể khi mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh có thể làm thay đổi sự cân bằng trong âm đạo
  • Bệnh đái tháo đường: Nếu bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong lớp màng nhầy (lớp lót ẩm) của âm đạo có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong âm đạo
  • Thụt rửa và thuốc xịt vào âm đạo: Sử dụng các sản phẩm này có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo
  • Suy giảm miễn dịch: Bệnh HIV/AIDS hoặc bất kỳ bệnh lý nào gây suy giảm hệ miễn dịch sẽ khiến nấm phát triển và cơ thể không thể kiểm soát được
  • Quan hệ tình dục: Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng nấm âm đạo có thể lây từ người nay sang người khác qua quan hệ tình dục.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đến kỳ kinh nguyệt

Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo

Ngứa và khó chịu là triệu chứng điển hình của nhiễm nấm âm đạo, ngoài ra bệnh cũng gây ra các triệu chứng khác. Bạn có thể gặp một hoặc tất cả các triệu chứng dưới đây:

  • Âm đạo và âm hộ sưng, đỏ và cảm thấy nóng.
  • Cảm giác nóng và đau khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Khí hư đặc, màu trắng và không mùi

Vaginal yeast infections | Office on Women's Health

Điều trị nấm âm đạo thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm nấm âm đạo, hãy đi khám bác sĩ trước khi tự điều trị. Các triệu chứng của nhiễm nấm tương tự như các tình trạng nhiễm trùng khác như nhiễm trùng qua đường tình dục, viêm âm đạo do vi khuẩn. Tìm được nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để bạn có thể được điều trị tốt nhất.

Một số phương pháp điều trị bệnh bao gồm: các loại kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc chống nấm không kê đơn (với clotrimazole hoặc miconazole). Quá trình điều trị có thể kéo dài từ 1 đến 7 ngày.

Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc kê đơn như fluconazole (Diflucan) hoặc ibrexafungerp (Brexamfemme). Ibrexafungerp được uống ngày hai lần và nhắm vào các tế bào nấm cụ thể. Trong khi đó, fluconazole là thuốc một liều duy nhất giúp diệt nấm toàn thân.

Đọc thêm bài viết: Phụ nữ nên sử dụng vitamin như thế nào?

Nếu đang mang thai, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc đặt âm đạo, nhưng tránh sử dụng thuốc uống. Một điều quan trọng cần biết nữa là một số loại thuốc điều trị nấm làm suy yếu màng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo. Do đó bạn có thể dễ mang thai hoặc mắc các bệnh qua đường tình dục hơn.

Nếu bạn bị đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch, bạn có thể bị nhiễm trùng nấm nhiều lần. Đó là một tình trạng gọi là bệnh nấm candida âm hộ tái phát. Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm ít nhất bốn lần một năm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống thuốc fluconazole hàng tuần trong 6 tháng để phòng ngừa bệnh.

Probiotics có giúp cải thiện tình trạng nhiễm nấm âm đạo?

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng sữa chua có chứa probiotics hoặc thực phẩm bổ sung Lactobacillus Acidophilus có thể làm chậm sự phát triển của nấm và giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo. Mặc dù vậy, vẫn cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để giúp khẳng định luận điểm này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây ra nóng rát âm đạo

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo WebMD) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm