Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cách giảm nghẹt mũi ở trẻ em tại nhà

Nghẹt mũi, sổ mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn, quấy khóc, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Cũng bởi vậy mà việc làm sao để giảm nghẹt mũi ở trẻ em là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Chuyên gia chỉ cách giảm nghẹt mũi ở trẻ em

Thời tiết giao mùa hay sự gia tăng của các loại virus như: Adenovirus, cúm, SARS-CoV-2  khiến tỷ lệ trẻ mắc bệnh lý viêm đường hô hấp ngày càng tăng cao. Trong đó, nghẹt mũi, sổ mũi là những triệu chứng rất dễ gặp phải khi trẻ nhiễm virus, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ bị khó thở, quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú. Cũng bởi vậy mà việc làm sao để giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

TS.BS Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, để giảm nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ, mẹ có thể sử dụng các cách làm thông thoáng mũi khác nhau. Đó có thể là phương pháp làm thông thoáng mũi bằng nước muối hoặc các sản phẩm nhỏ, xịt mũi họng chuyên dùng cho trẻ để mang lại hiệu quả cao.

Một trong những sản phẩm nhỏ, xịt mũi có tác dụng giảm nghẹt mũi cho trẻ nhỏ đang được nhiều phụ huynh tin dùng là sản phẩm xịt và nhỏ mũi họng chứa lợi khuẩn hô hấp.

Lợi khuẩn đường hô hấp là vi khuẩn có ích có cùng cơ chế tác dụng với lợi khuẩn đường tiêu hoá. Các lợi khuẩn đều được hoạt động theo nguyên lý chung là khi vi khuẩn có lợi phát triển thì vi khuẩn có hại, virus sẽ bị tiêu diệt. Nhờ đó, sử dụng lợi khuẩn hô hấp là phương pháp giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc mũi họng trước những tổn thương do virus gây ra.

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cách giảm nghẹt mũi ở trẻ em tại nhà - Ảnh 1.

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp giúp giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ.

Có nên dùng thuốc kháng virus khi trẻ bị nhiễm virus?

Khi xác định trẻ bị nhiễm virus, rất nhiều mẹ cho con sử dụng thuốc kháng virus với mong muốn giảm triệu chứng, giúp con mau khỏe. Tuy nhiên, theo TS.BS Trần Anh Tuấn thì đây không phải là cách làm đúng đắn. Theo ông, thuốc kháng virus chỉ nên được sử dụng với trẻ có các triệu chứng nặng, phải nhập viện, đặc biệt các bé phải nằm hồi sức, phải thở máy và nhất định phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Một sai lầm nữa của nhiều mẹ là cứ thấy bé bị viêm mũi họng như sổ mũi, nghẹt mũi thì lập tức cho con sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả trên vi khuẩn. Còn với virus thì kháng sinh không mang tới hiệu quả. Sử dụng kháng sinh còn dễ gây tác dụng không mong muốn như: dị ứng, tiêu chảy. Đặc biệt, lạm dụng kháng sinh quá đà còn dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh, rất nghiêm trọng.

Do đó, khi trẻ có các biểu hiện viêm đường hô hấp do nhiễm virus, tốt nhất mẹ chỉ nên cho con sử dụng thuốc giảm triệu chứng. Còn lại không nên cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng virus hay kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cách giảm nghẹt mũi ở trẻ em tại nhà - Ảnh 2.

Mẹ không nên cho con sử dụng các thuốc kháng virus.

Làm sao để phòng tránh nghẹt mũi ở trẻ do virus?

Cũng theo TS. BS Trần Anh Tuấn, để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp do virus cần phải tăng sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trong thời gian này, nên cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả. Cho trẻ uống đủ nước và cần tiêm chủng đầy đủ để làm sao nâng cao thể trạng cho trẻ. Song song với đó, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà như:

- Cho bé nằm cao đầu trên một chiếc gối mềm. Cách làm này có thể là giảm nghẹt mũi, hỗ trợ các chất nhầy chảy ra khỏi xoang mũi. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này với trẻ sơ sinh vì có thể gây triệu chứng đột tử sơ sinh (SIDS).

- Mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Nước giúp làm loãng đờm nhầy, giúp tống ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên ép trẻ mà cố gắng cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, khích lệ để trẻ hợp tác.

- Với trẻ lớn, hãy dạy trẻ xì mũi đúng cách. Hướng dẫn trẻ bịt một bên lỗ mũi và xì ở bên còn lại. Hoặc có thể sử dụng khăn giấy mềm, đưa vào lỗ mũi để lấy dịch nhầy ra ngoài, giúp trẻ dễ thở hơn.

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cách giảm nghẹt mũi ở trẻ em tại nhà - Ảnh 3.

Dạy trẻ xì mũi đúng cách giúp loại bỏ dịch nhầy khỏi cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cần làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết kèm co giật?

Theo sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm