Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ bị ho dai dẳng không khỏi

Với trẻ nhỏ khi ngôn ngữ và cách biểu đạt chưa rõ ràng thì tiếng ho là một trong những thông điệp quan trọng cho các bậc phụ huynh kịp thời nhận biết tình trạng sức khỏe của con đang gặp phải. Vậy nếu trẻ bị ho dai dẳng, kéo dài mãi không khỏi, mẹ nên làm gì?

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho dai dẳng

Ho thực chất là một cách tự vệ của cơ thể tự vệ để làm thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng. Thông thường, triệu chứng ho ở trẻ có thể khỏi trong vòng 10 ngày.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, có đến 90% các trường hợp ho sẽ tự khỏi trong vòng 3 tuần. 10% còn lại là ho kéo dài, liên tục từ 3 tuần trở lên và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này tùy theo mỗi độ tuổi của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân thay đổi theo mỗi độ tuổi khiến trẻ bị ho kéo dài.

(Ảnh minh họa)

Thầy thuốc Ưu tú, TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Đối với trẻ nhũ nhi hay trẻ dưới 3 tuổi, nhiễm trùng, nhiễm virus đường hô hấp thông thường, vi khuẩn không điển hình, ho gà, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, dị tật bẩm sinh ở đường hô hấp, ở tim như bệnh tim bẩm sinh… là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến ho kéo dài.

Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản là những nguyên nhân thường gặp nhất. Đối với trẻ 5 tuổi đến tuổi vị thành niên tương tự như người lớn, trong đó 3 nguyên nhân chính gây ho kéo dài ở lứa tuổi này là hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng chảy mũi sau ở trẻ bị viêm xoang”.

BS Tuấn đặc biệt nhấn mạnh, trẻ từ 3 tuổi thường rất năng động, vì vậy khi có triệu chứng ho kéo dài, các bậc phụ huynh đừng bỏ qua khả năng trẻ gặp phải tình trạng dị vật đường thở bị bỏ quên. Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác tình trạng nhiễm lao vẫn còn tồn tại, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ bị ho kéo dài không nên bỏ qua.

2. Ba mẹ nên xử trí như thế nào để giúp con vượt qua cơn ho

Vị Trưởng khoa có hơn 30 năm kinh nghiệm nhận thấy, thực tế trong quá trình thực hành lâm sàng, vấn đề thường gặp nhất là nhiều cha mẹ không nhận biết được trường hợp trẻ ho thế nào cần đưa đi khám ngay để có chẩn đoán và điều trị thích hợp. Điều này dẫn đến tình trạng phụ huynh “miệt mài” mua thuốc ho, thuốc long đờm, thậm chí là cả kháng sinh cho con uống, nên nhiều trường hợp khi đến bệnh viện thì trẻ đã gặp biến chứng.

“Đúng là hơn 70% các trường hợp trẻ bị ho là viêm đường hô hấp trên và có thể tự khỏi trong vòng 10-14 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể diễn tiến nặng và cần sự chăm sóc, điều trị tích cực trong bệnh viện. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm vững 2 tình huống nguy hiểm và trở nặng để đưa con em đến các cơ sở y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc” - BS Tuấn khuyến cáo.

Thứ nhất là nếu trẻ có dấu hiệu ngủ li bì không thể đánh thức; trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi bỏ bú hoàn toàn hoặc bú kém (bú ít hơn ½ lượng sữa bình thường); trẻ lớn hơn 2 tháng không thể uống được bất kỳ chất lỏng nào; trẻ co giật thì nên đưa đi cấp cứu ngay, vì nếu chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Thông thường, khi trẻ hít vào, không khí đi vào phổi sẽ làm lồng ngực căng lên và phồng ra. Dấu hiệu trẻ thở rút lõm ngực là khi trẻ hít vào thấy phần dưới lồng ngực (vị trí tiếp giáp giữa bụng với ngực) bị lõm bất thường.

(Ảnh minh họa)

Thứ hai là xuất hiện dấu hiệu khó thở. Nếu nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường hay có biểu hiện thở co lõm lồng ngực, mẹ cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Để nhận diện cơn thở co lõm lồng ngực, mẹ chỉ cần cho bé nằm và kéo áo cao khỏi lồng ngực và quan sát. Bình thường, khi hít vào lồng ngực của trẻ sẽ nở ra để tiếp nhận oxy từ bên ngoài vào. Ngược lại nếu mỗi khi hít vào phần dưới lồng ngực bị kéo lõm trẻ phải hóp ngực vào mới thở được thì đa phần trong các trường hợp đây là triệu chứng cảnh báo viêm phổi nặng, cần được điều trị sớm.

Thứ ba, nếu dấu hiệu ho kéo dài trên 7 ngày hoặc không thuyên giảm thì lời khuyên tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xem nguyên nhân do đâu để có hướng xử trí phù hợp, giúp em bé mau khỏi bệnh.

Khi trẻ bị ho nhưng không có nguyên nhân nặng cần điều trị đặc hiệu hoặc trong một số trường hợp có thể chăm sóc nâng đỡ tại nhà. Khi đó, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, không nên kiêng cữ mà cung cấp đầy đủ các nhóm chất, ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước giúp làm dịu họng, loãng đờm. Môi trường sinh sống cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ nghỉ ngơi, giữ cơ thể thoáng mát khi trời nóng và đủ ấm khi trời lạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mách mẹ bí quyết chăm trẻ cảm sốt, ho có đờm với siro tăng sức đề kháng.

Theo alobacsi
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm