Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ảnh hưởng của thời tiết lạnh đến bệnh đa xơ cứng

Thời tiết lạnh và bệnh đa xơ cứng có thể đi kèm với nhau, đặc biệt đối với những người không dung nạp được nhiệt cao do đa xơ cứng gây ra. Nhưng đối với nhiều người sống chung với đa xơ cứng, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn khi nhiệt độ giảm.

Ảnh hưởng của thời tiết lạnh đến bệnh đa xơ cứng

Thời tiết lạnh và bệnh đa xơ cứng có thể đi kèm với nhau, đặc biệt đối với những người không dung nạp được nhiệt cao do đa xơ cứng gây ra. Nhưng đối với nhiều người sống chung với đa xơ cứng, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn khi nhiệt độ giảm.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến những người có đa xơ cứng như thế nào?

Nhiều người mắc bệnh đa xơ cứng (MS) không chịu  được nhiệt đến mức không thể hoạt động bên ngoài vào mùa hè nhiệt độ cao. Đối với nhiều người, nhiệt độ từ 260C trở lên gần như không thể chịu nổi. Tuy nhiên khả năng chịu nhiệt độ của những người bị bệnh đa xơ cứng lại rất khác nhau.

Ví dụ, một số người thấy rằng thời tiết lạnh có thể gây ra chuột rút, co cứng và cảm giác thắt nghẹt điều đó dẫn tới các triệu chứng của đa xơ cứng tồi tệ hơn.

Những người khác thấy rằng họ cảm thấy mệt mỏi hơn vào những tháng mùa đông. Đây có thể là một kết quả gián tiếp của việc đối phó với một số các triệu chứng cơ liên quan được đề cập ở trên. Cũng có thể là do ban ngày ngắn hơn và ánh sáng mặt trời hạn chế, đang làm cho trầm cảm trở nên tệ hơn - như bạn có thể biết, trầm cảm có thể là một triệu chứng của đa xơ cứng. Nhưng cũng rất có thể lạnh làm cho việc đi bộ khó khăn, mà cũng có thể là một kết quả của sự cứng cơ.

Tại sao lạnh ảnh hưởng đến một số người mắc đa xơ cứng

Các chuyên gia không thực sự biết tại sao nhiệt độ lạnh làm nặng thêm triệu chứng cho một số người bị đa xơ cứng. Những dữ liệu mới đang làm nổi lên vai trò của vitamin D trong đa xơ cứng. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng vitamin D thấp đóng một vai trò trong việc  tiến triển bệnh đa xơ cứng, nhưng bây giờ dường như mức vitamin D có tác động đến tái phát và cách chúng ta gặp các triệu chứng.

Mức vitamin D thấp hơn vào những tháng mùa đông do ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (cần thiết cho cơ thể để sản xuất vitamin D). Có lẽ chúng ta cảm thấy triệu chứng đa xơ cứng cấp tính hơn khi dự trữ vitamin D thấp vào mùa đông

Mẹo để đối phó với thời tiết lạnh và đa xơ cứng

Giữ cho bàn tay và chân luôn ấm. Nhiều người bị đa xơ cứng cũng có một tình trạng gọi là hiện tượng Raynaud, trong đó các mao mạch ở ngón tay và ngón chân đã phản ứng quá mức trong khi thời tiết lạnh. Kết quả là, khu vực dưới móng tay và móng chân chuyển sang màu xanh lam và gây đau đớn.

Tắm nắng. Chỉ đơn giản là di ra ngoài trong thời gian ấm áp nhất của một ngày mùa đông đầy nắng và ngâm trong một chút ấm áp. Thậm chí tốt hơn, hãy tập thể dục bên ngoài khi bạn đang ở ngoài trời. Và hãy nhớ, ánh sáng mặt trời giúp cơ thể sản sinh ra vitamin D.

Đừng lạm dụng các thiết bị nhiệt trong nhà. Nước nóng, máy sưởi, điều hòa nhiệt độ đều khiến bạn cảm thấy ấm áp hơn nhưng nếu lạm dụng chúng thì cũng không hề tốt cho sức khỏe một chút nào.

Làm ấm từ bên trong cơ thể. Hãy thử uống đồ nóng như một tách sôcôla nóng, trà hoặc cà phê nóng hay thậm chí một tách trà nóng cho thêm chút gừng và mật ong để xua tan giá lạnh và làm nóng cơ thể nhanh hơn.

Lời khuyên

Thời tiết lạnh và đa xơ cứng có thể không đi cùng nhau như chúng ta tưởng, nhưng chúng ta có thể học cách chịu đựng để có sự kết hợp tốt hơn.

Giống như nhiều tình huống liên quan đến đa xơ cứng khác mà chúng ta phải vượt qua, ban nên có những hoạt động giữa ấm cơ thể vào mùa đông có thể giúp phòng các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh đa xơ cứng

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm