Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 dấu hiệu tổn thương dây thần kinh cần lưu ý

Tê bì, râm ran hoặc yếu cơ là một vài dấu hiệu đặc trưng nhất trong những triệu chứng tổn thương dây thần kinh bạn nên lưu ý.

Cơ thể có hàng tỉ tế bào thần kinh cùng các dây thần kinh. Phần lớn các dây thần kinh thuộc về hệ thần kinh ngoại biên, phân nhánh đến toàn bộ cơ thể nhận các tín hiệu và truyền về não và tủy sống. Khi hệ thần kinh hoạt động bình thường, nhờ não nhận thông tin từ các dây thần kinh mà bạn có thể vận động cơ bắp, có cảm giác đau và giữ cho các cơ quan nội tạng vận hành bình thường.

Nhưng khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác: Đến cả đi bộ cũng trở thành một trở ngại, hoặc bạn có thể trải nghiệm những cảm giác đau không ngừng, hay có thể bị thương nghiêm trọng vì không cảm nhận được độ nóng của bếp đang bật.

Trong số những nguyên nhân gây tổn thương thần kinh ngoại biên thì tiểu đường là nguyên nhân đứng đầu. Nguyên nhân thứ hai (khi bạn có mang gen khiếm khuyết). Theo sau đó là việc luôn thực hiện những chuyển động lặp đi lặp lại và bệnh Lyme.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm chấn thương đột ngột (ví dụ như tai nạn ô tô), tuổi tác, thiếu vitamin, tiếp xúc với độc tố mạn tính (như rượu (cồn), thuốc điều trị ung thư, chì, thủy cân, và thạch tín), các bệnh viên nhiễm hoặc bệnh tự miễn như viêm gan C, bạch hầu, HIV, Epstain-Bar, viêm khớp dạng thấp, và hội chứng Guillain-Barré. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tổn thương dây thần kinh cũng không rõ nguyên nhân.

Một tin tốt là tổn thương dây thần kinh thường xuất hiện từ từ. Điều đó có nghĩa là bạn có cơ hội điều trị trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chính xác tổn thương dây thần kinh không phải dễ dàng. Hãy đi khám ngay nếu bạn gặp phải những triệu chứng dưới đây:

Cảm giác tê bì, ngứa râm ran, hoặc bỏng rát

Cảm giác này chính là những dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh và có thể lan từ bàn tay lên cẳng tay, hoặc từ bàn chân lên cẳng chân. Các dây thần kinh cảm giác bị chèn ép (thường là trong khi ngủ) xảy ra khá phổ biến. Các triệu chứng bao gồm tê bì hoặc cảm giác châm chích nhưng chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, nếu cảm giác tê bì và châm chích không biến mất thì hãy đi khám.

Có thể bị thương vì không có cảm giác

Các dây thần kinh cảm giác có nhiệm vụ cho não biết về những mối nguy hại từ môi trường xung quanh bạn, nhưng nếu các dây thần kinh đó có vấn đề thì khả năng bạn gặp chấn thương sẽ cao hơn. Nếu bạn bị bỏng, đứt tay hoặc các chấn thương khác do không nhận ra mình đã tiếp xúc với các vật nóng, nhọn thì hãy đi khám ngay.

Khó khăn hoặc không thể cử động một phần cơ thể

 

Nếu các dây thần kinh bị ảnh hưởng là các dây thần kinh vận động thì có thể xảy ra tình trạng yếu cơ hay thậm chí liệt cơ. Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn khác cần phải được kiểm tra. Vì vậy, nếu tình trạng này xảy ra, hãy đi khám ngay khi có thể.

Ví dụ, nếu tình trạng yếu cơ hoặc tê bì xuất hiện đột ngột (nhất là chỉ ở một bên cơ thể), và kèm theo các dấu hiệu như lú lẫn, gặp vấn đề về đi lại và thị lực, cùng với đau đầu nghiêm trọng thì hãy gọi cấp cứu ngay vì có thể bạn đang gặp phải một cơn đột quỵ.

Cơn đau dọc một bên chân

Nếu một cơn đau nhói, cảm giác bỏng rát hoặc cảm giác râm ran chạy dọc từ phần thắt lưng xuống chân thì có thể bạn đã bị đau thần kinh tọa. Điều này xảy ra khi dây thần kinh tọa – chạy dọc từ thắt lưng xuống hông và xuống chân – bị chèn ép hoặc tổn thương, có thể là do bị thoát vị đĩa đệm hoặc do bệnh khác ví dụ như tiểu đường.

Cảm thấy mình vụng về hơn bình thường

Bỗng dưng cảm thấy mình trở nên vụng về và hay ngã hơn bình thường. Nếu những dây thần kinh lớn đảm nhiệm chức năng cảm nhận bị tổn thương thì sẽ dễ ngã do thiếu sự phối hợp và không thể cảm nhận được vị trí của cơ thể. Ví dụ, nếu bàn chân bị tê thì sẽ khó nhận biết được bạn đang đi đến đâu hoặc giẫm lên cái gì, từ đó dễ làm bạn vấp ngã.

Trong một vài trường hợp, nếu xuất hiện những triệu chứng như run rẩy, cứng cơ, và thay đổi khả năng ngôn ngữ, thì đó có thể là các dấu hiệu của bệnh Parkinson. Trong bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh não bị tổn thương.

Đi vệ sinh thường xuyên

Dây thần kinh bị tổn thương có thể gửi đi những tín hiệu sai đến bàng quang, làm bạn luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh hoặc luôn cảm thấy như không thể chạy kịp vào nhà vệ sinh. Ngược lại, bạn cũng có thể gặp vấn đề với việc làm trống bàng quang hoàn toàn hoặc không thể nhận biết được khi nào bàng quang đã đầy.

Xuất hiện những cơn đau đầu kịch phát như bị điện giật nhưng thoáng qua

Nếu gặp tình trạng này thì có thể bạn đã gặp phải tình trạng đau dây thần kinh chẩm, một tình trạng khi dây thần kinh ở cổ bị chèn ép. Trong trường hợp này, có thể bạn sẽ cần đến phương pháp phong bế thần kinh – một phương pháp gây tê tại chỗ nhằm tạm thời ngăn chặn dây thần kinh chẩm truyền đi những tín hiệu đau về não.

Đồ mồ hôi quá ít hoặc quá nhiều

Đây có thể là dấu hiệu rằng đã có vấn đề với các dây thần kinh truyền tín hiệu từ não đến các tuyến mồ hôi. Do đó, nhiệt độ cơ thể có thể dao động thường xuyên. Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định xét nghiệm để đánh giá tình trạng đổ mồ hôi của bạn và nhịp tim.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về bệnh u tế bào thần kinh thị giác

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm