7 yếu tố nguy cơ gây ngộ độc chì
Ngoài những rối loạn về tâm thần, vận động, ngộ độc chì còn có thể gây ra thiếu máu tan huyết. Cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến những nguồn, những hoạt động mà trẻ dễ bi nhiễm và ngộ độc chì.
Sơn
Trong sơn có chứa chì. Trẻ em có thể nhặt, ăn các tróc sơn từ tường rơi xuống, và hấp thụ chì từ đó. Ngoài ra, bụi nhà cũng có thể chứa chì mà bạn có thể hít phải. Trong khu vực nhà đang sửa chữa, trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm chì. Do đó, trẻ em cũng như phụ nữ có thai không nên ở trong nhà đang sửa chữa. Đồng thời, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm chì, bạn nên lau để các tróc sơn rơi xuống cửa sổ, và thường xuyên hút bụi.
Đất xung quanh nhà ở cũng chứa chì. Vô tình mang giầy chứa nhiều bụi bẩn vào nhà, làm tăng nguy cơ cho trẻ hấp thụ chì. Do đó, nên để giày ở ngoài trước khi vào nhà, che đậy vùng đất trống trong sân, và hạn chế cho trẻ chơi chân trần dưới đất.
Thuốc cổ truyền của một số quốc gia
Các loại thuốc cổ truyền của một số quốc gia có thể có chứa chì. Đôi khi, chì sẽ được đưa vào trong một số loại thuốc vì nó là một kim loại và được cho là có thể chữa khỏi một số bệnh tật. Cách chế biến thuốc cũng có thể làm thuốc có lẫn chì. Bạn không thể biết được trong thuốc có chì hay không bằng vị giác. Các sản phẩm của các quốc gia có thể tìm thấy chì như greta (canxi san hô), azarcon (san hô biển), ba-Baw san (một loại thuốc của Trung Quốc trị đau bụng ở trẻ sơ sinh), Daw Tway (một loại thuốc của Thái Lan hỗ trợ tiêu hóa).
Gốm, gốm sứ
Một số loại sơn hay men dùng để trang trí các loại vật dùng bằng gốm, gốm sứ có thể chứa chì. Nếu bạn đựng thức ăn vào những đồ dùng này, chì có thể dính vào thức vào theo đường tiêu hóa vào cơ thể. Chì được tìm thấy trong sơn trên những sản phẩm gốm của Mỹ Latinh, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc.
Một số ngành nghề, công việc phơi nhiễm cao với chì như sửa chữa ô tô, các nhà sản xuất pin, công nhân xây dựng, giảng viên trường bắn, các nhà sản xuất thủy tinh, sản xuất đạn, thợ ống nước, đóng tàu, thợ hàn thép,…Người làm những công việc này có thể mang chì về chính nhà của mình, do vậy nên tắm rửa, thay quần áo sau khi làm việc.
Nước máy
Chì có trong nước do sử dụng hệ thống đường ống cũ. Nước nóng có nhiều khả năng chứa chì hơn. Vì vậy, chỉ sử dụng nước lạnh để uống, chuẩn bị thức ăn và công thức pha trộn.
Đồ chơi được sản xuất ở các quốc gia mà chì cũng không được kiểm soát chặt chẽ cũng có thể sẽ chứa chì. Trẻ em có thể gặm, mút đồ chơi là cách phổ biến mà chì đi vào cơ thể trẻ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguy hại từ chì trong đồ chơi và đồ trang sức của bé
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.