Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 tình huống cần phải đình chỉ thai nghén

Trong khi một số người tìm cách phá thai vì không muốn làm cha mẹ thì những người khác buộc phải chọn cách này vì việc tiếp tục mang thai có thể khiến tính mạng của người mẹ gặp nguy hiểm.Việc đình chỉ thai nghén có thể xảy ra trong nhiều trường hợp mà bài viết dưới đây sẽ đề cập tới.

Phá thai có thể là một lựa chọn ở những thai kỳ có nguy cơ cao

Mang thai đủ tháng là một quá trình căng thẳng đối với cơ thể ngay cả trong hoàn cảnh bình thường. Năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai đặc biệt ảnh hưởng đến tim, phổi và thận, chưa kể đến những thách thức trong quá trình chuyển dạ. Rách âm đạo và chảy máu quá nhiều cũng như nhiều biến chứng liên quan đến sinh nở khác có thể kéo dài thời gian nằm viện sau khi sinh. Lựa chọn việc không mang thai trong những thai kỳ có nguy cơ cao thật sự rất khó khăn. Dưới đây là 6 lý do cần phải xem xét đình chỉ thai kỳ:

  1. Tăng áp phổi

Tăng áp phổi là tình trạng tăng huyết áp trong các động mạch phổi. Khi bạn mang thai, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu vì phải nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển. Bạn có thể bị suy tim nặng và tỷ lệ tử vong khi bạn mắc phải tình trạng này trong quá trình mang thai là 50%. Đình chỉ thai nghén trong trường hợp này là phương án có thể cứu sống người mẹ.

  1. Mang thai ngoài tử cung

Trong những trường hợp mang thai bình thường, trứng được thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai. Nhưng đôi khi trứng đã thụ tinh lại cấy vào nơi khác, như bên trong ống dẫn trứng. Những trường hợp mang thai này gọi là mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm. Nó có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ, dẫn đến chảy máu trong đe doạ đến tính mạng.

Thai nhi không thể sinh trưởng và phát triển hoàn toàn bên ngoài tử cung nên mọi trường hợp chửa ngoài tử cung nên đình chỉ thai nghén, giúp cứu sống người mẹ. Trong một số trường hợp, thuốc methotrexate hoặc nội soi ổ bụng được sử dụng để chấm dứt thai kỳ thay vì dùng thuốc hoặc phẫu thuật thông thường.

  1. Tiền sản giật nặng

Khoảng giữa thời kỳ mang thai, người mang thai có thể phát triển một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng gọi là tiền sản giật - tình trạng huyết áp tăng nguy hiểm có thể làm tổn thương các cơ quan khác. Người mẹ có thể bị co giật, đột quỵ, có thể bị tổn thương các cơ quan khác như thận hoặc gan và bị bệnh nặng. Chấm dứt thai kỳ có thể là lựa chọn an toàn nhất trong bối cảnh đó.

Việc sinh con trước 24 tuần sẽ được coi là bỏ thai vì thai nhi rất khó có thể sống sót bên ngoài tử cung trước thời điểm đó. Tuy nhiên, có thể tiếp tục mang thai khi bị tiền sản giật nặng đến 34 tuần với sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ.

  1. Bệnh thận

Bệnh thận mang lại nhiều rủi ro cho người mang thai. Mang thai đã làm tăng khối lượng công việc cho thận, vì vậy những người mắc bệnh thận có nguy cơ cao bị biến chứng thai kỳ và suy thận. Mặc dù chắc chắn không phải tất cả những người mắc bệnh thận khi mang thai đều gặp phải các biến chứng đe doạ tính mạng, nhưng một số người mắc bệnh thận nặng có thể được khuyên nên đình chỉ thai nghén nếu nguy cơ đối với mẹ và thai nhi quá cao.

  1. Ung thư

Nhìn chung, việc điều trị ung thư ở phụ nữ mang thai đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ qua, nhưng đôi khi phương pháp điều trị ung thư được khuyến nghị lại không an toàn trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp như vậy, bà mẹ mang thai có thể lựa chọn đình chỉ thai nghén để tiếp tục điều trị ung thư.

  1. Dị tật thai nhi gây tử vong

Một số trường hợp bào thai phát triển bất thường đe doạ đến tính mạng. Một ví dụ phổ biến là khi trẻ sơ sinh được sinh ra mà não hoặc hộp sọ chưa phát triển đầy đủ, tình trạng này gọi là thai vô sọ. Khiếm khuyết này xuất hiện trên sàng lọc trước khi sinh. Trẻ sinh ra mắc chứng bệnh não sẽ chết ngay sau khi sinh.

Tất cả những bệnh nhân mang thai đều xứng đang được lựa chọn đình chỉ thai nghén. Các bác sĩ sẽ đưa ra các phương án để người mẹ lựa chọn, họ có quyền lựa chọn không tiếp tục mang thai khi đứa trẻ có nguy cơ cao hoặc bản thân họ có nguy cơ cao. Chính người mẹ là người nên cân bằng hai cán cân giữa một bên là rủi ro, đe doạ đến tính mạng, một bên là mong muốn mang thai của người mẹ.

 

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

Xem thêm