Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 lầm tưởng về bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến là tình trạng tự miễn dịch được biểu hiện bằng tình trạng viêm da và thường gây ra các mảng khó chịu, có vảy hoặc bong tróc trên cơ thể. Những lầm tưởng xung quanh bệnh vẩy nến thường là do sự thiếu hiểu biết và nhận thức về tình trạng bệnh. Dưới đây là những lầm tưởng phổ biến nhất về bệnh vẩy nến mà bạn không nên bỏ qua.

Lầm tưởng 1: bệnh vẩy nến có tính lây nhiễm?

Nhiều người tin rằng mình có thể bị lây bệnh thông qua tiếp xúc da kề da hoặc qua quan hệ tình dục. Nhưng điều này không đúng.

Một số bệnh về da dễ lây lan như bệnh nấm da chân, có thể gây bong tróc da và nổi mụn nước ngứa, giống như bệnh vẩy nến. Nhưng bệnh nấm da chân là do một loại nấm gây ra và do đó nó có thể dễ lây lan giữa người với người. Còn bệnh vẩy nến là bệnh tự miễn dịch, có nghĩa là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Vì vậy, bạn không thể lây bệnh vẩy nến từ người khác.

Đọc thêm bài viết: 9 loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Lầm tưởng 2: bệnh vẩy nến giống như bệnh chàm

Có thể khó phân biệt sự khác nhau giữa bệnh vẩy nến và bệnh chàm, vì cả hai đều là tình trạng liên quan đến miễn dịch khiến da bị kích ứng, viêm nhiễm. Nhưng chúng không giống nhau, điểm khác biệt chính là thời gian khởi phát, vị trí và triệu chứng điển hình.

Bệnh chàm thường bắt đầu sớm, ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong khi bệnh vẩy nến thường mất nhiều thời gian hơn để biểu hiện, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 15 - 35.

Thứ hai, bệnh chàm xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể như: khuỷu tay, đầu gối, cổ tay và cổ. Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, chủ yếu ở phần bên ngoài của khuỷu tay, đầu gối và lòng bàn tay, da đầu, bàn chân, miệng và lưng dưới.

Thứ ba, bệnh chàm có xu hướng đi kèm với ngứa dữ dội, trong khi bệnh vẩy nến thường gây bỏng, châm chích hoặc chỉ cảm thấy ngứa nhẹ.

Lầm tưởng 3: bệnh vẩy nến là do nấm, nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng gây ra

Bệnh vẩy nến là tình trạng tự miễn dịch mạn tính. Nó phát sinh từ phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức, khiến các tế bào da phát triển nhanh chóng, không phải do vi khuẩn, vi rút hoặc bất kỳ yếu tố bên ngoài nào gây ra.

Có 5 dạng vẩy nến chính:

  • Mảng bám: là loại phổ biến nhất, các mảng đỏ nổi lên và tích tụ tế bào da chết màu trắng
  • Thể Guttate: nguyên nhân của bệnh này thường bắt đầu từ khi nhỏ đến khi trưởng thành, xuất hiện những vết loét nhỏ hình hạt mưa
  • Nghịch đảo: thường ảnh hưởng đến nách, bẹn, ngực, biểu hiện bằng việc xuất hiện các mảng da đỏ và mịn
  • Mụn mủ: xuất hiện các mảng màu đỏ, có vảy, mụn mủ trắng (mụn nước chứa đầy mủ)
  • Thể Erythrodermic: loại ít phổ biến nhất, xuất hiện các mảng da lớn, đỏ rực bao phủ gần như toàn bộ cơ thể (90% da trở lên).

Cả 5 loại trên đều do hệ thống miễn dịch hoạt động không hiệu quả, chứ không phải do nấm, vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng.

Lầm tưởng 4: Bệnh vẩy nến là dấu hiệu của vệ sinh kém

Có một lầm tưởng phổ biến là bệnh vẩy nến hoặc các tình trạng da mạn tính khác là do vệ sinh kém và không có cách chữa trị. Nhưng bệnh vẩy nến không thể điều trị đơn giản bằng cách vệ sinh sạch sẽ. Bởi bệnh vẩy nến không phải do vệ sinh kém mà là tình trạng tự miễn dịch mạn tính. Do đó, ngay cả việc vệ sinh cẩn thận nhất cũng không thể làm cho bệnh biến mất hoàn toàn.

Đọc thêm bài viết: Dị ứng thực phẩm mùa lễ hội

Lầm tưởng 5: Bệnh vẩy nến “chỉ” là một tình trạng da

Mặc dù phát ban thường là phần dễ thấy nhất của bệnh vẩy nến nhưng tình trạng này không chỉ nằm sâu dưới da. Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: móng tay, khớp, thậm chí cả sức khỏe tâm thần. Móng tay có thể bị đổi màu hoặc tách khỏi nền móng. Còn liên quan đến khớp thì sẽ biểu hiện bằng đau khớp, sưng và cứng khớp. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào mỗi người, hiếm gặp hơn là cột sống, hông và vai.

Những người mắc bệnh thường phải đối mặt với những khó chịu về thể chất như ngứa và đau. Nhiều người cảm thấy tự ti về các triệu chứng có thể nhìn thấy, điều này có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và cô lập xã hội.

Lầm tưởng 6: Bệnh vẩy nến có thể chữa được

Một số phương pháp điều trị có sẵn có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể kể đến đó là: kem bôi và kem dưỡng da (kem steroid, kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ vitamin và kem retinol), liệu pháp ánh sáng và thuốc toàn thân có tác dụng khắp cơ thể (thuốc sinh học như Taltz hoặc thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate).

Phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Những thay đổi về lối sống như kiểm soát cân nặng, ngừng hút thuốc và kiểm soát căng thẳng là một số cách ngăn ngừa các triệu chứng. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Bạn nên tập thể dục vừa phải 30 phút và rèn luyện sức mạnh ít nhất 5 ngày/tuần.

Tóm lại, bạn cần nhớ rằng bệnh vẩy nến là một tình trạng mạn tính phổ biến, không lây nhiễm, ảnh hưởng đến nhiều thứ chứ không chỉ ảnh hưởng đến làn da của mọi người.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm