Ảnh minh họa.
Da đầu bẩn là môi trường chứa nhiều tế bào chết gây khô, ngứa và gia tăng vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, không nên gội đầu mỗi ngày.
Bác sĩ Lynne Goldberg, Giám đốc Phòng khám tóc của Trung tâm Y tế Boston, Mỹ cho biết gội quá nhiều để loại bỏ dầu nhờn sẽ khiến da đầu khô và sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Ngoài ra, mỗi người cần hiểu biết loại da, kết cấu tóc, mức độ tạo kiểu của mình để xác định số lần gội đầu thích hợp.
Miệng
Miệng là một trong những nơi bẩn nhất của cơ thể con người. Miệng chứa hơn 700 triệu loại vi khuẩn và lớn lên không ngừng, đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus do ăn các loại thực phẩm carbohydrate có đường và tinh bột. Ngay cả phần lưỡi cũng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại.
Bạn cần làm sạch lưỡi thường xuyên bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải đánh răng sau mỗi bữa ăn để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bàn chân và ngón chân
Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Chúng sản sinh ra một hỗn hợp gồm muối, gluco, các vitamin và các amino axít - một bữa ăn hoàn hảo cho cả một "tập đoàn" vi khuẩn, trong đó nhiều nhất là Staphylococcus, tác nhân sản sinh mùi hôi khó chịu.
Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.
Lưỡi
Liệu bạn có biết vi khuẩn tập trung tại lưỡi có khả năng "chuyển màu" lưỡi sang trắng, vàng, thậm chí màu xanh lá cây và xám? Điều này là do sự hoạt động cực kì mạnh mẽ của vi khuẩn. Đặc biệt là lúc bạn ốm, khi cơ thể đang chống chọi với vi khuẩn tăng sinh mạnh mẽ, lưỡi sẽ có màu trắng bệch.
Rốn
Đây là bộ phận thường bị bỏ qua khi vệ sinh cá nhân, nên nó có thể trở thành một "ổ" vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu tìm thấy hơn 2000 loại vi khuẩn trong rốn. Để phần cơ thể này khoẻ mạnh, sạch sẽ chỉ có một cách phải chú ý làm sạch khu vực này thường xuyên hơn.
Mũi
Trong khoang mũi có nhiều loại vi khuẩn khác nhau, song phần lớn không gây hại gì với sức khoẻ chúng mình. Nhưng với những bạn có thói quen hay đưa tay vào mũi làm xước niêm mạc mũi thì từ bỏ sớm nhé, vì có thể làm vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào máu hơn.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Những đồ vật và vị trí bẩn nhất trong gia đình có thể bạn chưa biết
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.