Để đảm bảo bạn và đối phương không mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, cả hai nên kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn. Đó cũng là sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cặp đôi khi có thể cho người kia biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào.
Điều này cũng giúp bạn có thể được chăm sóc sức khỏe phù hợp hoặc kịp thời điều trị nếu phát hiện vấn đề bất thường. Dưới đây là 5 xét nghiệm phổ biến mà các cặp đôi nên thực hiện trước khi cưới.
Loại xét nghiệm đầu tiên bạn cần thực hiện là HIV và các bệnh STDs như viêm gan B và C, lậu, giang mai… Thống kê cho thấy 50% thanh niên mắc một bệnh STDs nhưng không biết.
Những căn bệnh như viêm gan B và C, HIV sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian dài, vì vậy, người bệnh cần biết cách làm thế nào để kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu không hay biết bản thân đã mắc bệnh, họ có thể vô tình truyền bệnh sang cho vợ/chồng sau khi kết hôn hay thậm chí là lây cho con sau này.
Các dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, mụn cóc, viêm âm đạo do vi khuẩn…, có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Điều trị sớm những căn bệnh này có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai và vô sinh trong khi bạn mang thai.
Theo India Times, việc xét nghiệm khả năng sinh sản là rất cần thiết cho tương lai của cặp đôi, đặc biệt với những người dự định sinh sớm.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, cặp vợ chồng cũng có đủ thời gian để kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời. Nếu sau khi kết hôn, chúng ta phát hiện ra một trong hai người không có khả năng sinh sản, có thể dẫn đến căng thẳng, cãi vã, áp lực về cảm xúc và gia đình. Những tác nhân này càng khiến các bạn khó có con, thậm chí gây vô sinh. Loại xét nghiệm này bao gồm:
- Nam giới: Xét nghiệm mẫu tinh dịch để kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó chẩn đoán khả năng sinh sản.
- Nữ giới: Xét nghiệm sự rụng trứng, nội tiết tố, siêu âm vùng chậu để kiểm tra khả năng làm mẹ.
Khi biết rõ tiền sử bệnh tật của đối phương, bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước khi kết hôn. Xét nghiệm kiểm tra các dạng bệnh di truyền từ gene bố mẹ hoặc có khả năng di truyền cho thai nhi.
Những dạng bệnh di truyền bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra là tiểu đường, ung thư, huyết áp cao, các vấn đề về cholesterol, gan, thận, tình trạng ruột hay bệnh thalassemia (bệnh thiếu máu di truyền).
Để phòng tránh biến chứng có thể gặp phải ở thai nhi và ngăn ngừa bệnh di truyền tiềm ẩn phát triển, bạn cần xét nghiệm gene. Việc biết rõ bản thân đang mắc dạng bệnh di truyền nào sẽ giúp bạn có những phương án phòng ngừa và điều trị bệnh phù hợp.
Theo Huffington Post, đây là dạng xét nghiệm đơn giản và cần thiết. Việc biết rõ bản thân bạn và đối tượng kết hôn mang nhóm máu nào sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ tương thích. Nhóm máu của bạn có thể là A, B, O hoặc AB nhưng có thành phần khác được gọi là yếu tố Rhesus (RH). Yếu tố RH là dương (+) hoặc âm (-).
Nếu phụ nữ có RH- kết hôn với người có RH+, 50% con của họ sẽ là +. Trong trường hợp này, nhóm máu của người mẹ xung đột với con. Điều này có nghĩa là trong suốt thời kỳ mang thai, tế bào hồng cầu ở cơ thể người mẹ sẽ xâm nhập vào nhau thai hoặc thai nhi và sản sinh ra các kháng thể tấn công lại thai nhi.
Tình trạng này có thể dẫn đến chứng vàng da ở trẻ sau sinh. Đây cũng là một trong những tác nhân gây thai lưu, sẩy thai hoặc thậm chí là tổn thương trí não ở thai nhi.
Vì thế, để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, việc hiểu rõ nhóm máu của bạn và bạn đời là rất cần thiết. Sau đó, bác sĩ có thể đưa ra phương án ngăn ngừa sự không tương thích RH trong suốt thời kỳ mang thai của người mẹ.
Các vấn đề sức khỏe di truyền có thể dễ dàng chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, điều quan trọng là hai bạn phải đi xét nghiệm các tình trạng bệnh mạn tính trước khi quá muộn. Một số bệnh bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết, bệnh thận và tiểu đường.
Chẩn đoán kịp thời cũng có thể giúp điều trị sớm cho những tình trạng bệnh lý này trước khi chúng đe dọa tính mạng của bạn. Việc kiểm tra sớm các bệnh mạn tính cũng giúp các cặp vợ chồng thay đổi lối sống cần thiết và phù hợp với nhau.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên làm gì nếu bạn lỡ ăn trước khi xét nghiệm máu?
Măng tây chứa calci, phốt pho, đồng, sắt, các loại vitamin, có thể tương tác khi bệnh nhân đang dùng kèm các thuốc huyết áp, đái tháo đường, do đó không ăn nhiều măng tây một ngày nếu bạn đang dùng các thuốc này.
Bạn cần tránh nhiều món ăn ngon như sò, tôm, dứa, đu đủ, bánh kẹo... khi bị cảm cúm.
Các cơ quan y tế trên toàn thế giới khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang để làm chậm sự lây truyền của SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19. Mặc dù khẩu trang che mặt giúp giữ an toàn cho cá nhân nhưng chúng cũng có thể gây kích ứng da. Thường xuyên giặt hoặc thay khẩu trang và tuân theo một thói quen chăm sóc da có thể giúp giảm mụn.
Bưởi mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe của bạn như giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp và mang lại làn da tươi sáng.
Đau lưng có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị căng, mỏi cơ, nhưng nhiều khi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.
Nhiều năm về trước phụ nữ chúng ta thường đọc rất nhiều về các tip sức khỏe và lời khuyên thông thái nhưng chưa bao giờ kiểm tra độ chính xác của thông tin. Thực tế là có một số hiểu nhầm gây bối rối và chúng thực sự nguy hiểm.
Để giảm được 4kg trong một tháng, bạn có thể ăn cháo đậu đen gạo lứt, uống trà đậu đen rang hay ăn chè đậu không đường.
Nếu bạn tỉnh dậy giữa đêm vì khó thở, tim của bạn nguy cơ có vấn đề bất ổn.