Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 cách sử dụng rau má trong chăm sóc, làm đẹp da

Rau má là một trong những nguyên liệu quen thuộc và dân dã trong đời sống hàng ngày. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, rau má còn được sử dụng giúp làm đẹp da.

Rau má chứa hàm lượng lớn saponin với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chữa lành da. Nhờ đó rau má thường được sử dụng giúp hỗ trợ tái tạo vùng da tổn thương do mụn, tránh tạo sẹo từ giai đoạn kết da non.‏

‏Hơn thế nữa, nhờ sự kết hợp của các axit amin, beta carotene, axit béo và chất phytochemical, rau má trở thành một trong những thành phần dưỡng da phổ biến giúp da săn chắc, chống lại các dấu hiệu lão hóa và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.‏

‏Với nguồn gốc tự nhiên, an toàn, có thể sử dụng rau má theo đường uống hoặc thoa ngoài da để làm đẹp. Dưới đây là một số cách dùng rau má dưỡng da đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể thử tại nhà.

1. Uống nước ép rau má

Uống nước ép rau má giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan. Khi uống nước ép rau má, các dưỡng chất trong loại thảo dược này có thể dễ dàng được cơ thể hấp thu.‏

‏Cách làm nước rau má khá đơn giản. Sau khi rửa sạch, bạn cho vào máy xay sinh tố kèm chút nước và xay nhuyễn hỗn hợp. Tiếp theo dùng rây lọc loại bỏ bã rau má.

Bạn có thể cho thêm đường hoặc mật ong cho hương vị dễ uống hơn. Nên uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe và làm sáng da. ‏

‏Đặc biệt đối với những người da mụn, công thức giúp thực đơn trị mụn đa dạng, hấp dẫn, không nhàm chán để thưởng thức mỗi ngày.

photo-1662699832097

Nước ép rau má.

2. Đắp mặt nạ rau má

‏Đắp mặt nạ rau má giúp cung cấp độ ẩm cho da. Sau một thời gian kiên trì, làn da của bạn sẽ trở nên mịn màng và tươi sáng hơn.‏

‏Cách thực hiện rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian:‏

  • ‏Rửa sạch rau má rồi cho vào máy xay nhuyễn với một ít nước.‏

  • ‏Thêm một ít mật ong để tạo hỗn hợp sền sệt và thoa lên mặt.‏

  • ‏Đắp mặt nạ trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước.‏

  • ‏Lưu ý trước khi đắp mặt nạ, bạn cần rửa mặt qua nước sạch để loại bỏ hết dầu nhờn, bụi bẩn trên da. Dùng khăn thấm khô nước trên mặt rồi tiến hành đắp mặt nạ.

  • Để trị mụn, có thể kết hợp rau má với nước cốt chanh tươi. Nước cốt chanh tươi cũng là một nguyên liệu nhiều vitamin C có thể kết hợp chung với rau má giúp làm sáng, đều màu và tái tạo da, nhờ đó nhanh chóng làm mờ sẹo mụn.

3. Rửa mặt với nước rau má

‏Rửa mặt bằng nước rau má mỗi ngày là cách đơn giản, dễ thực hiện nhất để chăm sóc da. Rau má có các thành phần kháng khuẩn, chống viêm. Dùng nước rau má để rửa mặt mỗi buổi sáng sẽ giúp làm sạch sâu, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa mụn.‏

‏Để chuẩn bị nước rau má rửa mặt, bạn cho rau má đã rửa sạch vào nồi nước và đun sôi. Sau đó, bạn để nước nguội và trữ vào chai để dùng dần. Mỗi buổi sáng, bạn chỉ cần lấy một lượng nước lá rau má vừa đủ để rửa và massage da mặt. Sau đó, bạn rửa lại mặt bằng nước sạch thêm một lần nữa.

photo-1662699836504

Rau má là nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng rau má dưỡng da

‏Để có được làn da khỏe đẹp như mong muốn, cần lưu ý các điều sau đây khi sử dụng rau má để chăm sóc da:‏

  • Các cách làm đẹp từ nguyên liệu tự nhiên đòi hỏi sự kiên trì theo thời gian. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen sử dụng rau má ít nhất 1 – 2 tháng. ‏

  • ‏Luôn thoa kem chống nắng để bảo vệ da trước các tác nhân gây thâm nám da, mụn như tia UV, khói bụi ô nhiễm.‏

  • ‏Thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể và làn da. Do đó, nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để làn da căng tràn sức sống.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên đầu tư vào sản phẩm nào trong chu trình dưỡng da?

Theo sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm