Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

12 nguyên nhân khiến da bị mẩn đỏ và bỏng rát

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân có thể gây đỏ da, đồng thời đưa ra lời khuyên về một số cách làm dịu da và khi nào thì nên đi khám bác sĩ.

Da đột nhiên đỏ và bỏng rát, đôi khi được gọi là ban đỏ hoặc đỏ ửng, là một triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Cháy nắng, tiếp xúc với chất kích thích và sử dụng thuốc chỉ là một số ít các nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp đỏ da đều dễ chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, đỏ da đôi khi có thể là dấu hiệu của các bệnh như lupus, ban đỏ, hoặc bệnh mạn tính có thể được điều trị.

  1. Cháy nắng

Ngay cả khi thời tiết u ám, bạn vẫn có thể bị cháy nắng. Cùng với làn da đỏ, bạn có thể có:

  • Vết bỏng trên bề mặt da
  • Đau, nhạy cảm và sưng tấy
  • Da khô, bong tróc
  • Bỏng và phồng rộp sâu hơn khi phơi nắng lâu hơn

Nếu vết cháy nắng khiến bạn bị phồng rộp nghiêm trọng trên một vùng da rộng, hoặc nếu cảm thấy chóng mặt, mất phương hướng sau khi bị cháy nắng thì bạn nên đi khám bác sĩ.

  1. Viêm da tiếp xúc kích thích

Viêm da tiếp xúc kích thích là một phản ứng xảy ra khi bạn tiếp xúc với một chất gây tác động đến da của bạn, các chất đó bao gồm:

  • Các sản phẩm dành cho da và tóc như xà phòng, dầu gội, kem cạo râu, mỹ phẩm và nước hoa
  • Bọ xít cắn
  • Các loại cây cỏ như thường xuân độc, cây sồi ...
  • Kim loại như niken trong một số đồ trang sức
  • Ánh nắng mặt trời và tổn thương da do tia cực tím (UV)
  • Tắc nghẽn tuyến mồ hôi do nóng
  • Găng tay cao su
  • Thuốc bôi
  • Tăng tiếp xúc với nước
  • Kem dưỡng ẩm

Các triệu chứng có thể bao gồm

  • Phát ban đỏ
  • Nổi nốt đỏ, ngứa
  • Phồng rộp da
  • Ngứa hoặc rát

Nên đi gặp bác sĩ nếu phát ban không biến mất hoặc tiếp tục tái phát sau khi bạn đến điều trị.

Đọc thêm bài viết: Những điều cần biết về thiếu máu thiếu sắt và lão hóa

  1. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Bạn cũng có thể có phản ứng da sau khi tiếp xúc với thứ mà bạn bị dị ứng. Nếu thường xuyên xử lý hóa chất hoặc kim loại, bạn có thể bị dị ứng theo thời gian. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng.

Ví dụ, người chế tạo trang sức có thể bị dị ứng với niken. Hóa chất trong thuốc nhuộm mà nhà tạo mẫu tóc sử dụng cũng có thể gây các phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, đỏ có thể là một phần của phản ứng miễn dịch trong cơ thể bạn.

Cần đi khám bác sĩ da liễu nếu bạn bị đỏ da và có các triệu chứng sau:

  • Phát ban xuất hiện đột ngột
  • Phát ban lan ra khắp cơ thể bạn
  • Sốt
  • Mụn nước, đặc biệt là quanh mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục
  • Dấu hiệu nhiễm trùng: chảy nước, sưng, đóng vảy, đau, ấm hoặc vệt đỏ.
  1. Thuốc

Các loại thảo dược, thuốc không kê đơn, thuốc theo toa đều có thể gây phản ứng dị ứng và các tác dụng phụ không mong muốn khác, bao gồm cả đỏ da.

Các loại thuốc có thể gây phát ban đỏ hoặc nổi mề đay bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh như penicillin
  • Thuốc giảm đau bao gồm aspirin, Aleve (naproxen sodium), và Advil hoặc Motrin IB (Ibuprofen)
  • Thuốc điều trị bệnh động kinh hoặc tự miễn
  • Hóa trị

Các tác dụng phụ liên quan đến da

  • Mụn
  • Da đỏ, có vảy
  • Phát ban đỏ sẫm hoặc tím
  • Phát ban giống như mụn nhọt
  • Các vùng da bị tím

Các dấu hiệu dị ứng thuốc cần chú ý:

  • Phát ban da đỏ
  • Nổi mề đay
  • Sốt
  • Ngứa da
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Sưng tấy
  • Hụt hơi
  • Khò khè
  • Sổ mũi
  • Sốc phản vệ

Phản ứng thuốc có thể nghiêm trọng, đôi khi có thể gây tử vong. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn bị phát ban sau khi dùng thuốc, hãy đi khám bác sĩ ngay.

  1. Chàm

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa, khiến da khô, nhạy cảm với các mảng đỏ ngứa, mờ dần và bùng phát theo thời gian. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng chúng có thể phát triển nhanh hơn theo thời gian.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Các mảng khô, có vảy trên da
  • Ngứa ngáy
  • Da ửng đỏ
  • Đỏ, sưng và ngứa nhiều hơn sau khi gãi và chà xát
  • Da dày lên
  • Các mảng vảy màu đỏ (hoặc nâu xám) trên da
  • Vết sưng nhỏ, chứa đầy chất lỏng

Bệnh chàm trông khác nhau tùy thuộc vào màu da, vết chàm thường có màu đỏ trên tông da sáng hơn và màu xám, nâu sẫm hoặc tím trên tông da sẫm màu hơn. Nếu nghi ngờ bị mắc chàm, hãy đến gặp bác sĩ, bạn sẽ được làm xét nghiệm dị ứng và dùng thuốc theo toa.

Đọc thêm bài viết: 5 thực phẩm hỗ trợ để giúp chữa lành vết cháy nắng

  1. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã hay còn được gọi là gàu, có thể xảy ra ở tất cả mọi người, chủ yếu là trẻ sơ sinh và người lớn từ 40 - 60 tuổi. Tình trạng này có thể gây ra:

  • Da đỏ, nhờn hoặc sưng
  • Vảy trắng hoặc hơi vàng tạo thành lớp vỏ dày
  • Vảy trên da dễ rơi ra
  • Mụn nước chứa đầy chất lỏng
  • Những thay đổi khác về màu da

Thông thường, dầu gội trị gàu có chứa selen sulfua có thể giải quyết được tình trạng này (trừ trường hợp là trẻ em thì phải đi khám bác sĩ nhi trước). Nếu không đỡ hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng sau thì cần gặp bác sĩ da liễu:

  • Đau
  • Đỏ
  • Có mủ
  • Vẩy tiết
  • Ngứa dữ dội

  1. Chứng đỏ mặt

Các triệu chứng tiềm ẩn bao gồm:

  • Dễ bị đỏ mặt, nhất là khi căng thẳng, quá nóng, ăn thức ăn cay và uống rượu
  • Đỏ thường xuyên, mãn tính hoặc vĩnh viễn trên trán, má, mũi, cằm
  • Các mạch máu có thể nhìn thấy trên khuôn mặt
  • Đỏ lan ra da đầu, tai, cổ, ngực hoặc lưng
  • Da nhờn với mụn trứng cá
  • Da nhạy cảm có thể bị bỏng hoặc châm chích khi bạn sử dụng một số sản phẩm nhất định hoặc khi ở ngoài nắng
  • Sưng, da mấp mô trên mùi, má hoặc trán
  • Mí mắt sưng
  • Mắt bị kích thích, khô, chảy nước hoặc đỏ ngầu

Gặp bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Điều trị sớm có thể giúp tình trạng của bạn không trở nên trầm trọng

  1. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một tình trạng da mạn tính khiến cơ thể bạn sản sinh ra các tế bào da quá nhanh. Sự phát triển nhanh chóng này làm cho các mảng đỏ thỉnh thoảng nổi lên

Các triệu chứng bao gồm:

  • Các vết khô, sần sùi, đỏ trên da, thường xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay hoặc đầu gối.
  • Đốm vảy
  • Tổn thương chứa đầy chất lỏng
  • Ngứa da
  • Vết lõm hoặc rỗ trên móng tay
  1. Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như mệt mỏi, yếu cơ và đau khớp. Một số tình trạng phổ biến cũng ảnh hưởng đến da:

  • Lupus: một bệnh mạn tính có thể gây ra vết loét đỏ hoặc phát ban hình cánh bướm trên mặt
  • Viêm da cơ: một bệnh viêm hiếm gặp gây phát ban đỏ trên mặt, mí mắt, ngực, lưng và tay.

Đối với bệnh này, bạn có thể cần dùng thuốc để điều trị toàn bộ các triệu chứng của mình.

  1. Viêm nang lông

Đây là tình trạng nhiễm trùng ở nang lông trên da của bạn. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào bên trong nang lông của bạn do sử dụng bồn tắm nước nóng không sạch, cạo râu, nhổ lông. Khi nang lông bị nhiễm trùng, vùng da xung quanh có thể bị đỏ hoặc sẫm màu. Ngoài ra, nó cũng có thể sưng nhẹ, đôi khi nó trông giống như mụn đầu trắng. Nếu tình trạng này cứ quay trở lại thì bạn cần đến gặp bác sĩ. 

  1. Nhiễm trùng do vi khuẩn khác

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, có khả năng gây tử vong. Nó xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt trên da. Bệnh thường ảnh hưởng đến cẳng chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở nơi khác như mặt hoặc cánh tay. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

  • Phát ban đỏ, sưng lan nhanh
  • Da đỏ, mềm và ấm khi chạm vào
  • Da bị rỗ hoặc phồng rộp
  • Sốt và ớn lạnh

Nhiễm trùng có thể lây lan, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị. Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, hãy đi khám ngay.

  1. Nhiễm virus

Nhiều loại virus gây phát ban đỏ trên da:

  • Bệnh thủy đậu (varicella-zoster): gây vết sưng tấy chứa đầy chất lỏng rất ngứa trên cơ thể
  • Bệnh zona thần kinh (herpes zoster): gây phát ban đỏ, rất đau, có thể ngứa ran, bỏng, có thể có mụn nước chứa đầy chất lỏng
  • Bệnh sởi: gây phát ban phẳng, có đốm trên toàn bộ cơ thể
  • Rubella: gây phát ban sần sùi hoặc mấp mô trên toàn bộ cơ thể
  • Epstein – Barr virus (bạch cầu đơn nhân): gây phát ban đỏ đến tím trên cơ thể và đôi khi ở trong miệng
  • Bệnh tay chân miệng: gây ra các nốt phẳng hoặc đầy chất lỏng ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, miệng và những nơi khác trên cơ thể bạn
  • Bệnh thứ năm (Fifth's Disease): gây nên những mảng đỏ trên mặt và phát ban trên cơ thể
  • Bệnh thứ sáu (Sixth's Disease) (hay còn gọi là bệnh đào ban): phát ban trên thân, cánh tay và chân, cùng với các triệu chứng về hô hấp
  • Sốt West Nile, Zika và sốt xuất huyết Dengue lây lan do muỗi đốt, gây phát ban có thể ở mặt, thân, cánh tay hoặc chân. Với sốt xuất huyết, phát ban có thể trông giống như những đốm trắng được bao quanh bởi các vết đỏ

Một số loại virus này rất dễ lây lan. Một số có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Nếu nghi ngờ bị nhiễm virus, hãy đến gặp bác sĩ.

Điều trị da mẩn đỏ 

Các biện pháp làm dịu mẩn đỏ và bảo vệ làn da:

  • Loại bỏ các sản phẩm gây kích ứng khỏi chế độ chăm sóc da và trang điểm
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng và kem dưỡng ẩm với các thành phần nhẹ như hoa cúc, lô hội, dưa chuột. Tránh tẩy da chết quá mức
  • Thường xuyên thoa kem chống nắng

Để giảm bớt sự khó chịu và ngứa nhẹ:

  • Sử dụng kem trị ngứa không kê đơn có tinh dầu bạc hà, calamine, lô hội, bột yến mạch
  • Thoa kem có 1% hydrocortisone khi bị bọ cắn hoặc chạm phải cây thường xuyên độc
  • Dùng thuốc kháng histamine: Allegra hoặc Zyrtec để điều trị các phản ứng dị ứng nhẹ hoặc nổi mề đay
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen
  • Chườm lạnh để giảm đau
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng khí để giảm ma sát và gây nóng.

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell Health
Bình luận
Tin mới
Xem thêm