Người bệnh Parkinson nên có chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát bệnh
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, ảnh hưởng tới khả năng cử động, giữ thăng bằng… của người bệnh. Để giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn vận động, run tay chân, bạn nên chú ý trong chế độ ăn những thực phẩm, gia vị và đồ uống giúp cải thiện chức năng não bộ dưới đây.
1. Nước lọc
Uống đủ nước có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, huyết áp thấp, giúp cải thiện tình trạng táo bón. Đây đều là những vấn đề tiềm ẩn, phổ biến ở người bệnh Parkinson.
2. Cà phê và trà xanh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại đồ uống chứa nhiều caffeine như trà và cà phê có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh, nguyên nhân gây ra các bệnh Alzheimer, Parkinson. Đặc biệt, trà xanh chứa nhiều dưỡng chất thực vật (phytochemical) giúp chống oxy hóa cho não bộ. Nghiên cứu trên Tạp chí Nutrition, Health and Aging cũng chỉ ra rằng, uống trà xanh thường xuyên có thể cải thiện khả năng ghi nhớ.
3. Gừng
Gừng là loại gia vị có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson, đặc biệt là các loại thuốc thúc đẩy hình thành dopamine trong não bộ.
4. Các loại cá
Các loại cá như cá hồi, cá mòi và cá ngừ đều là những thực phẩm tốt cho người bệnh Parkinson. Các loại cá giúp cung cấp protein, acid béo omega-3 cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, não bộ có tới 60% là chất béo và cholesterol, do đó ăn nhiều cá có thể giúp cải thiện chức năng não bộ. Chưa kể, hàm lượng vitamin B12 dồi dào trong các loại cá cũng giúp bảo vệ não bộ khỏi các thoái hóa thần kinh.
5. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như lựu, dâu tây, nam việt quất, việt quất, mâm xôi đen... đều chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho não bộ, giúp giảm căng thẳng cho các tế bào não đã bị thoái hóa, lão hóa.
6. Các thực phẩm giàu luteolin
Luteolin là một hợp chất có thể giúp tăng cường chức năng não bộ, giúp giảm viêm và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ. Các loại thực phẩm giàu luteolin có thể kể đến như cà rốt, cần tây, ớt và dầu olive.
7. Mận khô
Mận khô rất giàu các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin A và kali. Chưa kể, ăn nhiều mận khô còn giúp khắc phục tình trạng táo bón cho người bệnh Parkinson.
8. Chocolate
Đây là thực phẩm giàu flavinoid, các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Chưa hết, chocolate đen (loại chứa hơn 70% cocoa) có thể giúp làm tăng nồng độ serotonin trong não bộ. Đây là hormone giúp điều chỉnh tâm trạng, giúp người bệnh Parkinson kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra rằng, cocoa trong chocolate đen có chứa phenylethylamine, chất có khả năng thúc đẩy giải phóng dopamine trong não bộ.
9. Đu đủ
Không chỉ chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho chức năng não bộ, đu đủ còn chứa nhiều enzyme papain có thể giúp làm mềm thịt, làm loãng nước bọt, từ đó giúp người bệnh Parkinson dễ nhai, nuốt thức ăn hơn.
10. Óc chó
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên ăn quả óc chó có thể “đảo ngược” phần nào quá trình thoái hóa não bộ, cải thiện khả năng ghi nhớ, khả năng vận động cho người bệnh Parkinson. Nguyên nhân có thể do các chất chống oxy hóa trong quả óc chó giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào não.
11. Bột yến mạch
Bột yến mạch là một món ăn giàu chất xơ, ít calorie, giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch và khắc phục tình trạng cholesterol cao cho người bệnh Parkinson. Chưa hết, bột yến mạch là một lựa chọn tốt cho bữa ăn sáng vì chúng có hàm lượng protein thấp. Trên thực tế, hàm lượng protein cao có thể làm giảm sự hấp thụ L-dopa (tiền chất của dopamine trong não bộ).
Việc kết hợp khéo léo các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh Parkinson có thể lựa chọn sử dụng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên có công dụng giúp nuôi dưỡng não bộ và bảo vệ tế bào thần kinh.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Các giai đoạn của bệnh Parkinson
Con người của thời đại ngày nay luôn bận rộn và di chuyển. Họ không có thời gian dành cho bản thân và lối sống không lành mạnh này dẫn đến quầng thâm khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mà cả nam giới.
Có một sự thật là điều trị táo bón cho các bé hoàn toàn không phải là bài toán khó nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn làm sai.
Trong cơ thể, gan là bộ phận chính yếu đảm nhiệm vai trò khử độc. Gan có hàng trăm nghìn tế bào ngày đêm làm việc cần mẫn để chuyển hóa và đào thải độc tố.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân 41 tuổi, trú tại Cao Bằng trong tình trạng mẩn đỏ, ngứa toàn thân, khó thở, lơ mơ.
Suy nhược cơ bắp là tình trạng mất khối lượng cơ do các cơ yếu đi và co lại. Có một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bao gồm bệnh như bệnh xơ cứng teo cơ một bên.
Nghiên cứu mới cho thấy những món ăn 'không lành mạnh' vào buổi tối - cho dù không phải là bia rượu hay các chất gây mất ngủ - vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến tinh thần và ngày làm việc của bạn.
Đau lưng có thể là dấu hiệu của căng, mỏi cơ hoặc biểu hiện các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm tiền liệt tuyến, đau dây thần kinh tọa.
Sụt cân có thể là vấn đề rất đáng lo ngại ở bệnh nhân HIV. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để chống lại tình trạng sụt cân ờ người bệnh HIV một cách an toàn và hiệu quả.