Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 “siêu thực phẩm” cung cấp vitamin cho người bị tiểu đường typ 2 - Phần 1

Ăn một số thực phẩm nhất định không chữa khỏi bệnh tiểu đường typ 2 nhưng sự lựa chọn bữa ăn một cách thông minh có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Không có một loại thực phẩm nào là tốt nhất với bệnh tiểu đường typ 2. Thay vào đó, chế độ ăn tốt nhất cho người tiểu đường typ 2 được xây dựng dựa trên thực phẩm nguyên cám, giàu chất xơ, protein và một lượng vừa phải cacbohydrat lành mạnh.

Thực tế người mắc tiểu đường typ 2 cần kiểm soát lượng carbohydrat nạp vào cơ thể nhưng hầu như mọi người không thích thú với chế độ ăn ít carbohydrate. Ngược lại, chế độ ăn tốt nhất cho người bị tiểu đường typ 2 là “một chế độ ăn cân bằng với lượng carbohydrate lành mạnh, protein, chất béo lành mạnh và rau củ cho mỗi bữa ăn”.

Tuy sự thay đổi chế độ ăn không chữa khỏi được bệnh tiểu đường typ 2, nhưng có thể giúp giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh, ví dụ như bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh.

Làm thế nào để bạn có thể nói một thực phẩm là tốt hay xấu cho bệnh tiểu đường?. Hãy tìm kiếm các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và giàu vitamin, chất khoáng, chất xơ. Và việc ăn nhiều loại thực phẩm cũng rất quan trọng để đảm bảo bạn có một sự kết hợp lành mạnh các chất dinh dưỡng và các axit béo thiết yếu.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa chế độ ăn và sự phát triển của bệnh tiểu đường typ 2. Các nhà nghiên cứu thấy rằng các thực phẩm giàu chất chống ôxi hóa làm giảm nguy cơ tiểu đường typ 2 đáng kể.  Các loại thực phẩm giàu chất chống oxi-hóa như vậy được gọi là ‘siêu thực phẩm’.

‘Siêu thực phẩm’ là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng  có thể có nhiều lợi ích về sức khỏe hơn các loại thực phẩm khác.

Bạn cũng sẽ thấy rằng, khi nói đến bệnh tiểu đường, siêu thực phẩm là tất cả những thực phẩm chưa đóng gói – có nghĩa là chúng chưa được chế biến với đường, chất béo hoặc chất bảo quản.

Dưới đây là 11 siêu thực phẩm cần cho chế độ ăn của bạn khi đang phải kiểm soát bệnh tiểu đường.

  1. Sử dụng các loại đậu thay cho thịt

Lượng chất xơ và protein cao trong các loại đậu và được tiêu hóa chậm qua cơ thể, khiến chúng trở thành thực phẩm tuyệt vời  cho việc kiểm soát mức đường huyết trong một chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường typ 2. Chỉ ½ chén loại đậu bất kì sẽ cung cấp khoảng ¼ nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn và lượng protein tương đương có trong 28,35g thịt.

Các loại đậu khác có tác dụng tương tự. Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Canada liên quan tới việc ăn các loại đậu, hạt kê và đậu lăng với vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và làm giảm huyết áp, mức cholesterol và triglycerids (chất béo được tìm thấy trong máu) ở người tiểu đường typ 2. Ngoài ra, các loại đậu còn là nguồn giàu magie và kali.

  1. Ăn cá hồi để bổ sung axit béo omega-3

Một số loại hải sản rất tốt cho người bị tiểu đường. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi rất giàu axit béo omega-3, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm mức chất béo trong máu. Chỉ cần đảm bảo tránh các loại cá chiên rán và các loại cá có lượng thủy ngân cao, ví dụ như cá kiếm và cá thu vua.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ăn cá hai lần  một tuần mang lại nhiều lợi ích khác: bảo vệ những người mắc tiểu đường chống lại các vấn đề về thận tiết niệu.

 
  1. Các loại hạt là những nguồn cung cấp chất béo lành mạnh

Các loại hạt chứa nhiều chất xơ, protein và hàm lượng các chất béo chưa bão hòa, loại chất béo cung cấp cholesterol ‘tốt’ HDL. Nhưng khi nói đến việc ổn định đường huyết, các chất béo không bão hòa trong các loại hạt – ví dụ như hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt hồ đào, hạt óc chó, hạt dẻ cười – có lợi ích đặc biệt.

Trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu người Canada tìm kiếm dữ liệu từ 12 thử nghiệm lâm sàng và thấy rằng ăn hai phần ăn các loại hạt một ngày làm giảm và ổn định đường huyết ở những người mắc tiểu đường typ 2, những người có mức cholesterol không lành mạnh và hội chứng chuyển hóa.

Các chất béo thực vật lành mạnh có thể cải thiện mức lipid. Hãy thêm các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa để giúp kiểm soát  mức cholesterol cao có liên quan đến mức đường huyết cao. Mặc dù lành mạnh, nhưng các thực phẩm này có lượng calo cao, vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30g hoặc ¼ chén.

  1. Quả việt quất tươi cung cấp các chất chống oxi-hóa

Các loại quả mọng chứa lượng lớn các chất chống oxi-hóa, các vitamin và chất xơ. Việt quất có thể là một trong những loại quả mọng mang lại lợi ích lớn nhất cho những người mắc tiểu đường typ 2. Nhìn chung, các thực phẩm càng có màu đậm, lượng chất chống oxi-hóa càng cao.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard thấy rằng ăn mỗi 3 phần quả việt quất (cũng như nho và táo) mỗi tuần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2 lên đến 26% so với những người không ăn hoặc ăn ít hơn 1 phần mỗi tháng. Các quả mọng giàu chất xơ cũng có lợi ích bổ sung là thỏa mãn sự thèm ngọt của bạn mà không cần thêm bất kì loại đường nào. Ăn việt quất và các loại trái cây giàu chất chống oxi-hóa khác sẽ giảm mức đường huyết, đồng thời hạn chế được cảm giác thèm ăn. Các bệnh nhân mắc tiểu đường typ 2 nên tránh xa các loại đường tinh luyện và carbohydrate đã qua chế biến để cải thiện sự kiểm soát glucose.

  1. Tăng cường bông cải xanh để bổ sung vitamin A và C

Một báo cáo thử nghiệm lâm sàng thấy rằng một chế độ ăn giàu các loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Ngoài các chất chống oxi-hóa, bông cải xanh cũng là một nguồn cung cấp tốt vitamin A và lượng lớn vitamin C. Bên cạnh đó, là một nguồn chất xơ lớn, bông cải xanh giúp bạn no lâu và là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người đang cố gắng giảm cân và kiểm soát bệnh tiểu đường typ 2.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 “siêu thực phẩm” cho một sức khỏe tốt

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm