Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 liệu pháp tại gia cho đau răng

Cho tới khi bạn có thể đến gặp bác sĩ nha khoa, những liệu pháp tại gia dưới đây có thể giúp giảm cơn đau răng đang gây khó chịu cho bạn.

11 liệu pháp tại gia cho đau răng

Đau răng không phải là vấn đề vui vẻ gì và thậm chí rất đáng sợ, bởi vì "Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng". Chứng đau răng được mô tả là đau, nhức, hoặc đau trong và/hoặc quanh răng. Răng có thể nhạy cảm với nhiệt độ, cả nóng và lạnh, đau khi nhai hoặc cắn, nhạy cảm với đồ ngọt, đau nhức nhói buốt hoặc đau âm ỉ.

Cho tới khi bạn có thể đến gặp bác sĩ nha khoa, những liệu pháp tại gia dưới đây có thể giúp giảm cơn đau răng đang gây khó chịu cho bạn.

Dầu đinh hương

Đinh hương là một phương thuốc truyền thống có tác dụng làm tê liệt thần kinh; chất hóa học chính có trong đinh hương là eugenol, một chất gây mê tự nhiên. Nhưng dầu đinh hương cần phải được sử dụng cẩn thận. Nhỏ 1 đến 2 giọt đinh hương lên một miếng bông và đặt nó lên vùng răng đau cho đến khi cơn đau giảm dần.

Hỗn hợp bột gừng và ớt bột cayenne

Bạn có thể trộn bột gừng và ớt bộ cayenne theo tỷ lệ 1:1 với nước để tạo thành một hỗn hợp. Sau đó thấm hỗn hợp này với bông và đặt nó lên phần răng đau của bạn, cần lưu ý tránh lợi/nướu và lưỡi. Hãy tiếp tục đặt bông ở đó cho đến khi cơn đau biến mất hoặc cho đến đến khi bạn không thể chịu được mức độ cay của hỗn hợp. Bạn cũng có thể sử dụng hai loại bột này riêng, vì chúng đều có chứa chất giảm đau.

Súc miệng nước muối

Một muỗng cà phê muối hòa tan trong một ly nước ấm sẽ có tác dụng giảm đau nếu như bạn súc miệng với thứ nước muối này. Không chỉ vậy, nước muối ấm còn có tác dụng làm sạch khoang miệng và giảm sưng. Súc trong vòng 30 giây trước khi nhổ ra.

Làm dịu cơn đau với trà

Trà bạc hà có tác dụng làm giảm đau. Bạn có thể sử dụng một muỗng cà phê trà bạc hà và pha với với nước sôi. Sau khi trà nguội, ngậm trà trong miệng, sau đó nhổ ra hoặc nuốt xuống. Ngoài ra, tannin trong trà đen cũng có tác dụng giảm đau bằng cách làm giảm sưng.

Làm sạch với oxy già 3%

Để giúp diệt khuẩn và giảm bớt sự khó chịu, hãy xúc miệng với dung dịch oxy già 3%. Dung dịch này giúp giải quyết tạm thời cơn đau răng kèm theo sốt và mùi hôi trong miệng, Nhưng cũng giống các biện pháp khắc phục đau răng khác, đây chỉ là biện pháp tạm thời cho đến khi bạn tới gặp nha sĩ. Dung dịch oxy già 3% chỉ dùng để rửa và xúc miệng, sau khi nhổ ra bạn cần súc miệng sạch nhiều lần với nước trở lại.

Chườm lạnh

Bạn có thể đặt một viên đá nhỏ trong túi nhựa, cuốn một miếng vải mỏng xung quanh túi, và áp nó lên vùng răng đau trong khoảng 15 phút để làm tê dây thần kinh. Ngoài ra, việc bạn xoa hai bàn tay vào viên đá giúp gây lạnh bàn tay. Khi đó, những dây thân kinh trong ngón tay gửi tín hiệu “lạnh” lên não, và ghi đè lên các tín hiệu đau xuất phát từ răng của bạn.

Nhựa thơm Myrrh

Đun đôi 1 muỗng cà phê bột nhựa thơm Myrrh với 2 ly nước trong 30 phút. Lọc và để nguội. Pha 1 muỗng cà phê dung dịch với 1 ly nước và súc miệng 5-6 lần mỗi ngày. Nhựa thơm Myrrh có tác dụng diệt khuẩn, giúp giảm đau, cũng như giảm viêm.

Giấm và giấy bản

Bạn có thể ngâm giấy nâu với dấm, rắc tiêu đen lên một mặt của giấy đã ngâm và áp lên má. Cảm giác ấm áp từ giấy này sẽ giúp bạn phân tâm khỏi tình trạng đau răng.

Chải răng với bàn chải và kem đánh răng thích hợp

Hãy sử dụng loại kem đánh rằng dành cho răng nhạy cảm. Nếu bạn có vấn đề về lợi/nướu, hãy sử dụng loại bàn chải có lông mềm nhất mà bạn có thể mua được.

Sử dụng kẹo cao su

Nếu bạn bị vỡ răng, bạn có thể giảm đau bằng cách sử dụng kẹo cao su để phủ lên phần bị vỡ hoặc lung lay. Kẹo cao su sẽ giúp cố định và che phủ những vết thương hở cho đến khi bạn tìm được đến với nha sĩ.

Bấm huyệt

Bấm huyệt ở chân khoảng hai phút sẽ giúp giải phóng endorphins – một loại chất giảm đau nội sinh có tác dụng như morphine, giúp não cảm thấy thư giãn và thoải mái, giảm cảm giác đau và khó chịu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao bạn bị đau răng?

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm