Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách để trẻ cảm nhận niềm vui khi đọc sách

Đọc sách là thói quen có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên làm thế nào để rèn cho trẻ thói quen tốt này ngay từ khi còn nhỏ.

Đọc sách là thói quen có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên làm thế nào để rèn cho trẻ thói quen tốt này ngay từ khi còn nhỏ. Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra một vài gợi ý thú vị để bạn giúp con hiểu rằng, sách là món quà tri thức tuyệt vời và mỗi cuốn sách là một cuộc phiêu lưu kỳ thú và làm thế nào để con trẻ thấy được niềm vui khi đọc sách.

- Dành thời gian đọc sách cùng trẻ

Hãy nên đọc cùng với trẻ ngay cả khi trẻ đã biết đọc. Bạn có thể đọc quyển sách dày hơn trong những ngày cuối tuần, còn trẻ đọc quyển sách khác hợp với lứa tuổi của trẻ hơn và có thể trong cả tuần. Hoặc mỗi người đọc một phần nào đó và cùng nhau chia sẽ những suy nghĩ. Đôi khi trẻ cần sự hổ trợ của bố mẹ để chuyển đổi từ những “album bébés” sang những quyển sách hợp với lứa tuổi của trẻ vì vậy bạn như là chiếc cầu kết nối và hãy dành ít thời gian để thảo luận với trẻ, điều này tạo niềm vui thích hứng thú ở trẻ.

- Luôn có quyển sách hay tạp chí bên cạnh

Thật đơn giản giúp trẻ có thể xem sách báo bất cứ khi nào có thể được. Nên khuyến khích trẻ ghi vài nhận xét hay suy nghĩ khi đọc xong một bài và như vậy không lâu trẻ sẽ có những điều ghi nhận lại những vấn đề trẻ đã đọc.

- Có những giờ giải trí ở thư viện

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở thư viện. Đôi khi đó là hội thảo về truyện tranh, đôi khi đó là những vở kịch…

- Tạo nên những blog chung

Có thể tạo nên những blog chung và ở đó có thể trao đổi với nhau về những điều đã đọc và sẽ đọc, điều này quá tốt cho trẻ, giúp khơi dậy ở trẻ niềm ham thích đọc sách.

- Khuyến khích trẻ viết

Buổi tối trước khi đi ngủ hãy dành cho trẻ khoảng mười phút để trẻ viết ra những gì trẻ muốn ngay cả đặt cho bạn những câu hỏi, những vấn đề… Khi trẻ đi ngủ, bạn hãy trả lời cho trẻ và mỗi buổi sáng khi trẻ thức dậy trẻ lại đọc những điều bạn muốn giải thích cho trẻ và điều này thật tốt biết dường nào! Khuyến khích trẻ đọc, viết và đây là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và tạo niềm hứng khởi nơi trẻ.

- Tạo môi trường để trẻ có thể vui chơi thoải mái cùng bạn bè

Trẻ đọc sách trong phòng học, ở phòng khách..điều này rất tốt, nhưng đôi khi hãy dành thời gian để đọc sách nơi công cộng (công viên, nhà văn hóa thiếu nhi…), ở đó trẻ có thể gặp các bạn bè cùng lứa tuổi và có những trao đổi cùng nhau.

- Tham quan các triển lãm sách

Dành thời gian để cùng đi với trẻ đến các hiệu sách, bạn không nên ngần ngại để mua những quyển sách mà trẻ yêu thích. Khi tham quan các triển lãm sách hãy đông viên trẻ đặt câu hỏi về các vấn đề mà trẻ quan tâm, cho trẻ thấy đọc sách là niềm vui là sự giải trí.

- Xem phim hay đọc sách

Bạn cần nói cho trẻ biết rằng những câu chuyện trong phim mà trẻ thích ngay cả phim Disney là cũng từ sách vở, cách nào cũng có điều tốt miễn sao trẻ cảm nhận được niềm vui, những điều bổ ích.

- Viết thư cho tác giả

Nhiều tác giả các sách có trang trên internet hoặc là thành viên của các Hiệp hội Văn học khác nhau. Có thể khuyến khích trẻ viết những lá thư cho những tác giả về những quyển sách mà trẻ yêu thích và như vậy trẻ có thể bày tỏ những gì trẻ cảm nhận được, những điều còn thắc mắc và như thế thú vị biết dường nào.

- Tạo câu lạc bộ đọc sách

Nên tạo những nhóm nhỏ bạn bè như là câu lạc bộ đọc sách. Nên cùng nhau đặt ra tiêu chí là mỗi tuần hay tháng phải đọc xong cuốn sách và đặt ra là mỗi tháng gặp nhau khoảng 2 giờ để cùng nhau thảo luận, trao đổi về những điều đã đọc. Và đây như là sân chơi của trẻ với tràn đầy niềm vui, tiếng cười…

Bs Ái Thủy - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm