Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xử trí rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn chức năng tiêu hóa (RLCNTH) ở trẻ em thường biểu hiện các triệu chứng ở dạ dày ruột kéo dài hay mạn tính tùy theo lứa tuổi nhưng không có tổn thương thực thể do bệnh lý.

Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng trên 1.260 trẻ từ lúc sinh ra đến 12 tháng tuổi tại một số tỉnh miền Bắc cho thấy, tỷ lệ nôn trớ là 28,4%. Tại phòng khám nhi Bệnh viện Bạch Mai theo dõi trên 23.700 trẻ em tuổi học đường thì có 2,2% trẻ bị đau bụng mạn tính, trong đó chủ yếu là đau bụng mạn tính chức năng. Do đó, việc theo dõi để phát hiện và xử trí là cần thiết giúp cho các bậc cha mẹ an tâm chăm sóc trẻ khi có những biểu hiện RLCNTH.

RLCNTH thường biểu hiện các triệu chứng: nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, đau quặn bụng, đau bụng tái diễn, hội chứng ruột kích thích...

Các yếu tố liên quan đến RLCNTH

Stress: stress có tác động trực tiếp tới hệ thần kinh, não, ruột, thông tin từ ruột lên não và truyền thông tin từ não xuống ruột  là cơ sở phát sinh RLCNTH. Các stress tâm lý như tức giận, sợ hãi, đau đớn đều liên quan đến rối loạn chức năng dạ dày ruột.

xu-tri-roi-loan-chuc-nang-tieu-hoa-o-tre-em-1

Khi trẻ ăn xong, cần vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ hơi, đỡ bị nôn trớ.

Di truyền tiền sử gia đình có người bị  RLCNTH như đau bụng tái diễn, hội chứng ruột kích thích...thì trẻ có nguy cơ cao bị các triệu chứng này.

Yếu tố tâm lý: sự lo âu, trầm cảm của trẻ cũng ảnh hưởng đến RLCNTH và RLCNTH càng kéo dài thì sự lo âu trầm cảm càng nặng hơn.

Thức ăn trẻ không dung nạp lactose, dị ứng protein, sữa bò gây tiêu chảy. Chế độ ăn ít chất xơ gây táo bón.

Thay đổi vi khuẩn ở ruột. Hội chứng ruột kích thích xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh, sau các đợt tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn là do sự thay đổi ở ruột.

Một số rối loạn chức năng tiêu hóa thường gặp và các xử trí

Trớ trào ngược: là thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản rồi trào ra ngoài miệng. Số lần trớ trào ngược là 2 lần hay nhiều lần trong ngày kéo dài trong 3 tuần hoặc lâu hơn. Trớ trào ngược thường xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi, hay gặp nhất là ở lứa tuổi từ 3-4 tháng và kết thúc khi trẻ trên 1 tuổi.

Xử  trí: Trẻ bú mẹ thì tăng số lần cho bú, chỉnh sửa tư thế cho bú và sau khi bú xong thì bế trẻ đầu cao khoảng 10-15 phút rồi mới đặt nằm.

Nếu trẻ không có sữa mẹ thì sử dụng các sản phẩm có chứa sữa bột chứa tinh bột để làm tăng độ đặc và sánh đặc trong môi trường acid dạ dày có tác dụng hạn chế trào ngược.

Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung (ăn thêm bột) thì trớ trào ngược sẽ giảm dần.

Cần lưu ý khi trẻ bị trớ trào ngược thì đặt trẻ nằm nghiêng một bên để tránh sặc.

Táo bón chức năng:

Táo bón là hiện tượng chậm thải phân ra ngoài, phân thường rắn và khô. Số lần đi đại tiện 2 lần hay ít hơn trong 1 tuần. Táo bón thường hay gặp ở trẻ ăn sữa bò, bà mẹ cho con bú bị táo bón thì con thường dễ bị táo bón. Một số trẻ do tâm lý hay thói quen nín nhịn đi ngoài lười rặn làm cho phân ứ đọng ở trực tràng. Trẻ ít vận động, ngồi nhiều ảnh hưởng đến điều hòa nhu động ruột, mất phản xạ tống phân ra ngoài. Trẻ nuôi nhân tạo thì mẹ cần pha sữa đúng theo hướng dẫn, nếu cần thì thay đổi loại sữa khác cho phù hợp. Chế độ ăn của bà mẹ cho con bú cần bổ sung thêm chất xơ uống thêm nước để chống táo bón cho cả mẹ và con. Sử dụng các thực phẩm có tính nhuận tràng (khoai lang, khoai sọ, các loại rau xanh (mồng tơi, khoai lang) hoa quả chín (đu đủ, xoài, cam). Uống đủ nước. Thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt. Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hằng ngày. Trẻ nhỏ thì xi đại tiện, ngồi bô. Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn.

Xoa bụng: để kích thích nhu động ruột thì cần xoa bụng trẻ, xoa nhẹ nhàng vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút.

Đau quặn bụng: thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, tháng tuổi biểu hiện bằng triệu chứng quấy khóc (đã loại trừ bệnh lý). Cơn khóc kéo dài và lặp đi lặp lại kéo dài hằng tuần, hằng tháng sau đó giảm dần và kết thúc. Trong thời gian này trẻ vẫn ăn uống và phát triển bình thường, tuy nhiên quấy khóc kéo dài làm cho cha mẹ lo lắng, ảnh hưởng đến mối quan hệ mẹ con và gây căng thẳng đến các thành viên trong gia đình.

Xử trí:  Bế trẻ để bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ; Xoa bụng trẻ; Điều quan trọng là mẹ cần bình tĩnh dỗ trẻ, yêu thương trẻ nhiều hơn.

Tóm lại, khi xử trí các triệu chứng ở trẻ có RLCNTH cần phải theo dõi vì một số rối loạn tiêu hóa chức năng có thể trở thành rối loạn tiêu hóa thực thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm dạ dày ở trẻ em

PGS.BS. Đào Ngọc Diễn - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm