Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao phải đo mật độ xương?

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về các chỉ số trong xét nghiệm đo mật độ xương trong bài viết dưới đây:

Xét nghiệm đo mật độ xương là một xét nghiệm nhằm xác định tình trạng sức khỏe của xương, đồng thời giúp phát hiện các vấn đề bệnh lý có thể gặp phải như loãng xương... Đo mật độ xương có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nhưng có chung mục đích là đánh giá tình trạng xương để có những can thiệp điều trị một cách hiệu quả nhất nếu có.

Đo mật độ xương tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

 

Mật độ xương là gì?

Mật độ xương là một thuật ngữ giúp xác định lượng khoáng chất bao gồm canxi và photpho trong một khối lượng xương nhất định. Đối với người khỏe mạnh, hàm lượng khoáng chất trong xương càng cao – xương càng dày đặc và cứng chắc, ít có khả năng bị gãy. Tình trạng giảm khoáng chất trong xương có thể dẫn đến loãng xương, thường gặp ở người phụ nữ lớn tuổi. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nếu có các va đạp hay tác động từ bên ngoài.

Các mục đích của việc đo mật độ xương bao gồm:

  • Xác định tình trạng giảm mật độ xương
  • Xác định nguy cơ gãy xương
  • Xác nhận chẩn đoán loãng xương
  • Theo dõi điều trị loãng xương

Phương pháp đánh giá mật độ xương thông qua đo mật độ xương sử dụng các can thiệp chẩn đoán hình ảnh, phổ biến hiện nay là dùng tia X hoặc sử dụng sóng siêu âm. Xương được kiểm tra phổ biến nhất ở các vị trí bao gồm: cột sống, hông, đôi khi là cẳng tay, gót chân... Xét nghiệm đánh giá mật độ xương khác hoàn toàn với xét nghiệm chụp – quét xương. Ở phương pháp chụp xương, người được xét nghiệm có thể phải tiêm các loại chất đặc biệt để giúp hình ảnh xương rõ nét trên phim chụp. Bên cạnh đó, chụp xương thường được chỉ định trong phát hiện tình trạng gãy xương, ung thư, nhiễm trùng hay các bất thường khác trong xương.

 

Tại sao phải cần đo mật độ xương?

Mặc dù loãng xương phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, nhưng nam giới cũng hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng này. Bất kể giới tính hay tuổi tác nào cũng có thể gặp tình trạng loãng xương, và do đó việc đo mật độ xương có thể được chỉ định áp dụng ở bất cứ ai.

Một số yếu tố nguy cơ cao cần đo mật độ xương để đánh giá bao gồm:

  • Gãy xương. Gãy xương dễ gãy xảy ra khi xương trở nên mỏng manh đến mức dễ gãy hơn nhiều so với thực tế. Loãng xương mức độ nặng có thể gãy ngay cả khi ho mạnh hoặc hắt hơi.
  • Dùng một số loại thuốc đặc biệt. Việc sử dụng lâu dài các loại thuốc như steroid có thể cản trở quá trình tái xây dựng cấu trúc xương, dẫn đến loãng xương.
  • Giảm nồng độ hormone. Ngoài sự sụt giảm tự nhiên của hormone xảy ra sau khi mãn kinh ở nữ giới, estrogen cũng có thể giảm trong một số trường hợp đặc biệt, như trong giai đoạn điều trị ung thư... Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới. Nhìn chung, việc suy giảm nồng độ hormone giới tính giảm suy yếu xương, loãng xương.
 

Các ảnh hưởng có thể gặp phải khi đo mật độ xương

Một số vấn đề có thể gặp phải trong phương pháp đo mật độ xương bao gồm:

  • Sự chênh lệch trong kết quả của các phương pháp thử nghiệm khác nhau. Phương pháp đo mật độ xương tại cột sống và xương hông có độ chính xác cao hơn, nhưng chi phí đắt đỏ hơn nếu so với phương pháp đo mật độ xương ngoại vi thông qua siêu âm tại cẳng tay, ngón tay hay gót chân.
  • Tiền sử gặp phải các vấn đề tại cột sống. Kết quả xét nghiệm có thể không chính xác ở những trường hợp có các bất thường về cấu trúc ở gai xương sống, chẳng hạn như tình trạng viêm khớp nặng trước đó, phẫu thuật cột sống hoặc tình trạng vẹo cột sống...
  • Tiếp xúc với bức xạ. Đối với các xét nghiệm đo mật độ xương sử dụng tia X, việc phơi nhiễm với tia phóng xạ là có nhưng lượng bức xạ này thường rất nhỏ, an toàn cho cơ thể. Mặc dù vậy, nhóm đối tượng phụ nữ mang thai nên tránh xét nghiệm này.
  • Chưa cung cấp đủ thông tin về nguyên nhân. Xét nghiệm mật độ xương có thể xác định chính xác mật độ xương, nhưng không thể chỉ ra nguyên nhân tại sao. Đương nhiên, việc tìm nguyên nhân gây tình trạng loãng xương cần thêm nhiều xét nghiệm khác.
  • Phạm vi bảo hiểm hạn chế. Đo mật độ xương thường không nằm trong phạm vi bảo hiểm chi trả.

Các chỉ số kết quả trong đo mật độ xương

Kết quả kiểm tra mật độ xương được biểu thị bằng hai con số: điểm T và điểm Z.

Điểm T (T-score)

Thang điểm T là thang điểm giúp xác định mật độ xương tiêu chuẩn của một người bình thường khỏe mạnh ở độ tuổi 30, cùng giới tính. Điểm T có một mức độ dao động được gọi là độ lệch chuẩn – khi đó điểm dao động trong các mức và đối chiếu trên thang điểm để nhận xét tình trạng hiện mắc.

Điểm T

Ý nghĩa của điểm T

Trên +1

Mật độ xương tốt, chắc khỏe

-1 đến +1

Mật độ xương được coi là bình thường.

Từ -1 đến -2.5

Dấu hiệu của loãng xương, khi mật độ xương dưới mức bình thường và có thể dẫn đến loãng xương.

Từ -2.5 trở xuống

Mật độ xương cho thấy khả năng bị loãng xương cao

Điểm Z (Z-score)

Bên cạnh điểm T, điểm Z cũng được sử dụng để xác định tình trạng chất lượng xương. Điểm Z đối chiếu chỉ số ở người xét nghiệm đối với tiêu chuẩn một người cùng độ tuổi, giới tính, cân nặng và chủng tộc. Tương tự như điểm T, điểm Z có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với mức trung bình và dựa vào đó có thể xác định tình trạng sức khỏe xương hiện tại. Điểm T và điểm Z cũng có thể hoán đổi vị trí cho nhau.

 

Cần làm gì để ngăn ngừa loãng xương và xây dựng xương chắc khỏe?

Để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến chất lượng xương kém cũng như tăng cường sức khỏe xương, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Bổ sung nhiều rau xanh. Rau xanh cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho xương, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tái tạo tế bào xương và bảo vệ xương khỏi tổn thương.
  • Bổ sung các nguồn protein. Protein rất cần thiết cho phát triển xương, và việc suy giảm lượng protein dẫn tới ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, tăng tốc độ hình thành phá vỡ xương. Đặc biệt, bổ sung protein rất cần thiết cho người cao tuổi, giúp tăng cường mật độ xương và làm chậm sự tiến triển của loãng xương.
  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi. Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là khoáng chất chính trong xương. Bổ sung canxi giúp bảo vệ cấu trúc xương, tăng cường quá trình tạo xương.
  • Tăng cường hoạt động thể chất. Duy trì các hoạt động thể chất được chứng minh giúp ngăn ngừa nguy cơ suy giảm mật độ xương, duy trì xương chắc khỏe. Tích cực tập luyện thể thao cũng giúp tăng khối lượng xương, giảm đáng kể sự phát triển của loãng xương và các bệnh lý khác tại xương.

Xét nghiệm đo mật độ xương là một xét nghiệm dễ thực hiện, đơn giản và hiệu quả trong đánh giá sức khỏe xương, đặc biệt là tình trạng suy giảm chất lượng xương dẫn đến loãng xương. Việc đo mật độ xương có thể thực hiện tại nhiều cơ sở y tế, giúp phát hiện sớm tình trạng loãng xương để sớm có các can thiệp hiệu quả.

Nếu bạn muốn tìm địa chỉ thực hiện xét nghiệm đo mật độ xương uy tín, hiệu quả, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM. Với trang bị hiện đại, sử dụng kỹ thuật đo mật độ xương gót chân không đau đớn, thời gian thực hiện nhanh cho, cho kết quả chính xác. Trong trường hợp kết quả mật độ xương của bạn không trong khoảng bình thường, VIAM Clinic sẽ tư vấn dinh dưỡng giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung vi chất để phục hồi và bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn.

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm thông tin tại: Những cách để tăng mật độ xương tự nhiên

 

BS. Minh Khánh - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (tổng hợp từ Mayoclinic) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm