Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao chưa có vắc-xin phòng sốt xuất huyết ở Việt Nam?

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin đã có vắc-xin phòng sốt xuất huyết (SXH) với nội dung: Ở nước ta nhiều người vẫn chưa biết rằng đã có vắc-xin phòng SXH.

Theo đó, tháng 6/2016, vắc-xin phòng SXH đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Dengvaxia đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị đưa vào sử dụng. Tới tháng 3/2017, đã có 14 quốc gia đưa vào sử dụng vắc-xin này, bao gồm 3 nước ASEAN như: Thái Lan, Singapore, Philippines. Ở Philippines có thể mua vắc-xin này không cần đơn tại chuỗi cửa hàng sức khỏe Watson.

Về vấn đề này, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay trên thế giới đang nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin phòng chống SXH tại châu Mỹ. Tuy nhiên, tính miễn dịch của vắc-xin phòng SXH chưa cao, vì vậy thế giới vẫn còn dè dặt khi đưa loại vắc-xin này vào thử nghiệm. Ngành y tế Việt Nam sẽ xem xét trong việc ứng dụng sao cho hiệu quả, an toàn.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế rất chú ý đến vắc-xin này. Việc ứng dụng vắc-xin phòng SXH là cần thiết bởi cả nước đã ghi nhận trên 100 nghìn ca mắc SXH, hơn 84 nghìn trường hợp nhập viện. Số ca mắc SXH so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 48%, tử vong tăng 9 trường hợp. Tuy vậy, muốn được lưu hành tại Việt Nam thì vắc-xin này phải trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục dự kiến sẽ kéo dài hàng năm.

Cán bộ y tế dự phòng kiểm tra dụng cụ chứa nước trong nhà dân. (ảnh: báo Daklak)

Liên quan đến công tác phòng chống dịch SXH tại Hà Nội, ngày 29/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố đã thành lập được hơn 26 nghìn đội xung kích diệt bọ gậy chống SXH, với tổng số hơn 63 nghìn người tham gia; thành lập 4.638 tổ giám sát phòng, chống dịch SXH, với 9.340 người tham gia. Ðây là lực lượng nòng cốt cùng các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tham gia vào công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống dịch SXH tại cộng đồng.

Các đội xung kích và các lực lượng khác đã kiểm tra được hơn ba triệu lượt hộ gia đình, hơn 5,6 triệu dụng cụ chứa nước, trong đó xử lý được gần 700 nghìn dụng cụ chứa nước có bọ gậy... Ngoài ra, các đội xung kích, tổ giám sát còn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại gia đình và cộng đồng, nhất là thực hiện đầy đủ các nội dung khuyến cáo mà các cơ quan chuyên môn đưa ra trong phòng, chống dịch bệnh SXH.

Trong một diễn biến có liên quan, để phòng chống dịch SXH bùng phát vào mùa tựu trường, hiện nay, Hà Nội đang chạy đua với thời gian trong việc hoàn thành mục tiêu phun hóa chất diệt muỗi ở 100% trường học trước ngày khai giảng năm học mới. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, cùng với việc tiếp tục tổ chức phun thuốc tại ổ dịch và diện rộng ở khu vực công cộng, Hà Nội cũng đang huy động tối đa 22 máy phun hóa chất công suất lớn, hoàn thành việc phun thuốc diệt muỗi tại 2.669 trường học trước ngày 5/9. Cùng đó, ngành y tế cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường phối hợp với các trường học để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa tựu trường, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng.

Xem xét thí điểm thả muỗi Wolbachia giảm thiểu SXH ở phía Nam

Liên quan đến công tác phòng chống dịch SXH, tại Viện Pasteur TP.HCM, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tiếp đoàn nghiên cứu Úc do GS. Scott O’Neill (ĐH Monash) nhằm nghe các chuyên gia Úc trình bày dự án thí điểm mô hình thả muỗi mang tên Wolbachia pipientis - một loại vi khuẩn có trong tự nhiên để ngăn ngừa sự lây truyền của virut Dengue từ vector truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes aegypti sang người.

Theo GS. Scott, ông hy vọng sẽ được triển khai mô hình thí điểm này tại một địa phương ở phía Nam, với quy mô khoảng 300.000 dân. Qua đó, ông hy vọng sẽ chứng minh được tính hiệu quả và an toàn của biện pháp sinh học này ở một nơi gần như là trọng điểm SXH của Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Đại diện cho ngành y tế Việt Nam, tôi rất hoan nghênh các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đang tìm kiếm các phương pháp mới phòng chống dịch bệnh, trong đó có dịch SXH. Bộ trưởng ủng hộ việc các nhà khoa học Úc mong muốn tiếp tục nghiên cứu triển khai thí điểm và đánh giá hiệu quả phương pháp ngăn ngừa muỗi Aedes aegypti nhằm phòng chống bệnh SXH bằng muỗi mang Wolbachia. Tuy nhiên, việc triển khai như thế nào tại địa phương, nhóm nghiên cứu còn cần phải có sự chấp thuận của UBND các tỉnh và tuân theo những quy định cụ thể của Hội đồng y đức.
An Quý- SK&ĐS
Thái Bình - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm