Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tương tác thuốc: những điều bạn cần biết

Tương tác thuốc bao gồm sự phối hợp giữa một loại thuốc với các chất khác có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc lên cơ thể. Việc này có thể khiến thuốc ít tác dụng hơn hoặc có tác dụng mạnh hơn mong đợi, do đó có thể dẫn đến các phản ứng không mong muốn.

Nếu bạn sử dụng nhiều loại thuốc, mắc nhiều vấn đề về sức khoẻ, bạn nên đặc biệt chú ý tới các loại thuốc mà bạn sử dụng. Kể cả khi bạn chỉ uống một loại thuốc, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ về các loại thuốc bạn đang dùng để biết được các tương tác có thể. Việc này nên được áp dụng với cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Các loại tương tác thuốc

Có rất nhiều loại tương tác thuốc bạn nên chú ý, bao gồm:

Tương tác thuốc – thuốc

Tương tác thuốc – thuốc là khi có sự tương tác giữa 2 hoặc nhiều loại thuốc kê đơn.

Một ví dụ là tương tác giữa warfarin – thuốc chống đông máu và fluconazole – một loại thuốc chống nấm. Khi sử dụng 2 loại thuốc này với nhau có thể dẫn đến tình trạng tăng chảy máu và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tương tác giữa các thuốc điều trị với thuốc không kê đơn

Có sự tương tác giữa một loại thuốc và các thuốc điều trị không kê đơn, bao gồm thảo mộc, vitamin hoặc thực phẩm bổ sung.

Ví dụ: tương tác giữa thuốc lợi tiểu và ibuprofen. Ibuprofen có thể làm giảm hiệu quả của thuốc lợi tiểu vì ibuprofen thường khiến cơ thể tích nước và dịch. 

 

Tương tác thuốc – thực phẩm

Tương tác này xảy ra khi thực phẩm hoặc đồ uống làm thay đổi hiệu quả của thuốc.

Ví dụ, một số loại statin (thuốc làm loãng máu) có thể tương tác với nước bưởi chùm. Nếu người bệnh uống các loại thuốc này cùng với nước bưởi chùm, thuốc có thể sẽ tích tụ quá nhiều trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tổn thương gan hoặc suy thận.

Một phản ứng khác của tương tác giữa statin – nước bưởi chùm là tiêu cơ vân. Tiêu cơ vân xảy ra khi cơ xương bị phá huỷ, giải phóng ra một loại protein tên là myoglobin vào trong máu. Myoglobin có thể gây tổn thương thận.

Tương tác thuốc – rượu

Một số loại thuốc không nên uống cùng với rượu. Thông thường, phối hợp các loại thuốc với rượu có thể gây mệt mỏi và giảm phản ứng, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp các phản ứng phụ bất lợi.

Tương tác thuốc – bệnh

Tương tác này xảy ra khi sử dụng một loại thuốc làm thay đổi hoặc làm nặng thêm một tình trạng bệnh. Ngoài ra, một số bệnh cũng sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải phản ứng không mong muốn của một số loại thuốc.

Ví dụ: một số loại thuốc chống ngạt mũi có thể làm tăng huyết áp. Tình trạng này có thể sẽ là tương tác nguy hiểm với những người có bệnh nền là tăng huyết áp.

Một ví dụ khác là thuốc tiểu đường metformin và các bệnh thận. Những người bị bệnh thận nên sử dụng metformin với liều thấp hơn hoặc tốt hơn hết là không dùng loại thuốc này. Nguyên nhân là vì metformin có thể tích tụ trong thận của những người bị bệnh thận, làm tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ.

Tương tác thuốc – xét nghiệm

Một số loại thuốc có thể tương tác với một số loại xét nghiệm và có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác. Ví dụ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng đã được chứng minh có thể tương tác với test lẩy da (sử dụng để xác định yếu tố gây dị ứng).

Các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác thuốc

Gen

Rất nhiều yếu tố về gen có thể sẽ gây ra các phản ứng khác nhau của cùng 1 loại thuốc. Hậu quả là, một số người sẽ hấp thu thuốc nhanh hơn, trong khi một số người khác lại hấp thu thuốc chậm hơn. Điều này là lý do cho việc bác sỹ sẽ cần phải kê đơn thuốc cho mỗi người một khác.

Cân nặng

Một số loại thuốc sẽ phải uống dựa trên cân nặng. Thay đổi cân nặng có thể ảnh hưởng đến liều thuốc và do đó, có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ gặp tương tác thuốc. Do đó, nếu bạn vừa có sự thay đổi lớn về cân nặng, bạn cần điều chỉnh lại liều thuốc mà bạn đang uống.

Tuổi tác

Khi già đi, cơ thể cũng sẽ thay đổi và một vài thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng với các loại thuốc. Thận, gan và hệ tuần hoàn có thể sẽ hoạt động chạm lại, dẫn đến việc hấp thu và đào thải thuốc chậm hơn.

Giới

Sự khác nhau về giải phẫu và hormone giữa 2 giới có thể ảnh hưởng đến tương tác thuốc.

Ví dụ, lượng thuốc zolpidem phụ nữ cần uống sẽ chỉ bằng một nửa so với của nam giới. Nguyên nhân là vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ nhiều khả năng sẽ tích tụ một lượng đáng kể loại thuốc này trong cơ thể vào buổi sáng, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe máy/ô tô.

Lối sống (chế độ ăn uống và luyện tập)

Một số chế độ ăn có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc.

Ví dụ các nghiên cứu chứng minh rằng ăn quá nhiều chất béo có thể sẽ làm giảm đáp đứng với các thuốc làm giãn phế quản.

Luyện tập cũng có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc.

Ví dụ, những người sử dụng insulin điều trị tiểu đường có thể sẽ bị hạ đường huyết trong quá trình luyện tập. Do đó, những người này cần điều chỉnh giờ ăn và giờ tiêm insulin để tránh tình trạng hạ đường huyết.

Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến việc chuyển hoá một số loại thuốc. Bạn nên trao đổi với bác sỹ về tình trạng hút thuốc của mình khi bác sỹ định kê cho bạn một loại thuốc mới.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viên thuốc dạng nén và nang nhộng: ưu điểm, nhược điểm và sự khác biệt

 

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm