Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng và biến chứng của cục máu đông

Hình thành cục máu đông là một chức năng bình thường xảy ra khi bạn bị chấn thương. Nếu bạn bị xước ở đầu gối, cục máu đông sẽ hình thành tại vị trí vết thương để bạn không bị mất quá nhiều máu. Nhưng đôi khi, cục máu đông cũng có thể gây ra các biến chứng.

Đôi khi, cục máu đông sẽ hình thành bên trong các mạch máu, có thể là động mạch hoặc tĩnh mạch. Cục máu đông có thể sẽ hình thành kể cả khi không có chấn thương. Cục máu đông có thể không tự tan được kể cả khi vết thương đã lành và tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Một số biến chứng của cục máu đông có thể nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng, đặc biệt là nếu cục máu đông hình thành trong lòng mạch. Việc biết được các triệu chứng của tình trạng này là rất quan trọng để bạn có thể điều trị sớm trước khi các biến chứng xảy ra.

Những ai có nguy cơ hình thành cục máu đông?

Bạn có nguy cơ hình thành cục máu đông nếu bạn:

  • Bị béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Trên 60 tuổi
  • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống
  • Mắc phải tình trạng viêm mạn tính
  • Bị cuồng nhĩ hoặc rung nhĩ
  • Bị suy tim tắc nghẽn
  • Bị xơ gan
  • Bị ung thư
  • Bị gãy xương, đặc biệt là ở vùng thân dưới như xương chi hoặc xương chậu
  • Đang mang thai
  • Có tiền sử gia đình bị rối loạn đông máu
  • Không thể đi lại được (bị liệt)
  • Ngồi trong khoảng thời gian kéo dài
  • Thường xuyên đi du lịch

Biến chứng của cục máu đông

Cục máu đông có thể hình thành ở bất cứ mạch máu nào trong cơ thể. Cục máu đông có thể sẽ bị tắc lại ở phổi, tim, não hoặc các khu vực khác nếu các cục máu đông bị vỡ và di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Sự di chuyển này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khi cục máu đông theo dòng máu di chuyển đến các cơ quan quan trọng. Tình trạng này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các biến chứng khác bao gồm:

  • Khí phế thũng: cục máu đông có thể gây tắc nghẽn động mạch phổi trong phổi, gây tình trạng khí phế thũng. Tình trạng này có thể dẫn đến giảm lượng oxy trong máu và tổn thương phổi, tim và các cơ quan khác.
  • Suy thận: cục máu đông ở thận có thể gây tổn thương và đặc biệt là suy thận. Dịch và các chất cặn bã có thể tích tụ lại gây ra nhiều biến chứng khác, bao gồm tăng huyết áp.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: xảy ra khi cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc cẳng chân. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng tại vị trí tắc lại, nhưng cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi.
  • Biến chứng thai kỳ: cục máu đông có thể hình thành trong thai kỳ thường ở tĩnh mạch chậu hoặc tĩnh mạch chi dưới. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi và có liên quan đến các biến chứng như sinh non thứ phát, sảy thai và tử vong ở mẹ
Dự phòng cục máu đông

Cục máu đông có thể được điều trị bằng các loại thuốc làm loãng máu. Nhưng tốt nhất bạn nên thực hiện các biện pháp dự phòng hình thành cục máu đông vì các biến chứng có thể nghiêm trọng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán sớm.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ phát triển cục máu đông. Bạn nên:

  • Giảm cân nếu bạn béo phì
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Trao đổi với bác sĩ về tiền sử gia đình nếu có tiền sử rối loạn đông máu

Điều trị và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng. Thực hiện chế độ ăn uống chống viêm, giàu các thực phẩm nhiều omega 3, trái cây và rau xanh, và các thực phẩm giàu vitamin E có thể có ích. Tích cực hoạt động thể thao. Ít vận động là yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, đặc biệt là ở chân. Nếu công việc của bạn cần phải ngồi lâu hoặc bạn phải đi du lịch thường xuyên, đường dài, hãy đảm bảo rằng bạn nên đứng dậy thường xuyên. Lưu ý đến các tình trạng khác có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và trao đổi với bác sĩ về các biện pháp làm giảm nguy cơ của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: CÂN NẶNG LÝ TƯỞNG CỦA TRẺ Ở TỪNG LỨA TUỔI LÀ BAO NHIÊU?

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm