Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng, biểu hiện ung thư phổi

Ung thư phổi là một bệnh phổ biến trong xã hội ngày một ô nhiễm hiện nay. Dưới đây là những biểu hiện và triệu chứng của căn bệnh này.

1.Triệu chứng lâm sàng

+ Khi khối u dưới 1cm đường kính thì chưa có dấu hiệu lâm sàng.

+ Nhiều trường hợp, thường do chụp Xquang phổi nghi ngờ mà chẩn đoán được.

+ Nói chung khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phổi thì đã muộn (trong cơ thể đã có một số tế bào ung thư di căn ở một hay nhiều cơ quan khác). Những nhóm tế bào này thường tồn tại lặng lẽ trong một thời gian. Nơi khu trú của các nhóm tế bào di căn này là ở não, xương, gan,...hoặc ở ngay phế quản. Nhiều khi triệu chứng xuất hiện là biểu hiện của biến chứng. Vì vậy, khi chẩn đoán được là lúc bệnh đã tiến triển.

a. Triệu chứng hô hấp:

- Ho: Thường ho dai dẳng, ho là một phản ứng của niêm mạc phế quản đối với sự phát triển của khối u, ở phế quản càng lớn ho càng rõ rệt. Trong ung thư ngoại vi, thường ít ho và ho xuất hiện muộn hơn.

Giai đoạn đầu bệnh nhân thường ho khan về sau ho có thể có đờm nhầy và có thể có máu. Thường ho ra ít máu, máu có màu tím. Nguyên nhân ho ra máu là do loét niêm mạc phế quản hoặc do u xâm nhập vào động mạch phế quản nhỏ.

- Đau ngực: Khó thở ở thì thở vào hoặc thở ra do phế quản bị chít hẹp.

- Có thể có triệu chứng của viêm phổi cấp tái diễn nhiều lần ở một vùng phổi.

(Nguồn: Internet)

b. Triệu chứng toàn thân:

- Sút cân: Tình trạng chung suy sụp, mệt mỏi, khoảng 5-15% có hội chứng Pierre-Marie (ngón tay dùi trống) đau và biến dạng các xương bàn tay, bàn chân. Hội chứng này thường do ung thư tuyến phế quản sản xuất ra hormon sinh trưởng.

c. Triệu chứng di căn trong lồng ngực:

- Hay gặp ung thư biểu bì, ung thư này di căn sớm vào các hạch bạch huyết ở rốn phổi và trung thất gây nên hội chứng trung thất như hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên.

- Nếu khối u ở đỉnh phổi có thể xâm nhập vào thành ngực tại chỗ gây nên hội chứng Pancoast-Tobias. Hội chứng này gồm có:

- Hội chứng Horner: Đau nửa đầu, co đồng tử, sụp mi do liệt cơ Muller, hẹp khe mắt.

- Đau dây thần kinh mặt trong cánh tay.

- Đau các khớp cột sống từ C8-D1.

- Cung xương sườn 1 và 2 bị phá huỷ, có khi phá hủy cả xương đòn.

- Hội chứng cận u: Một số u có thể tiết ra những chất giống hormon và tác dụng hoàn toàn giống hormon. Thường hay gặp nhất là ung thư phổi. Đây là hội chứng nội tiết lạc chỗ.

- Hội chứng cường chức năng vỏ thượng thận:
Có triệu chứng như trong bệnh Cushing nhưng không điển hình: Bệnh nhân thấy mệt mỏi, phù toàn thân, mỏi và yếu cơ, da mặt nhiều trứng cá, đái tháo đường. Có thể có sạm da do u vừa tiết ACTH và tiết MSH. Có trường hợp có huyết áp cao.

- Hội chứng tăng tiết ADH (hội chứng Shwartz - Batler): ADH tăng tái hấp thu nước tiểu do vậy giữ lại nước trong cơ thể, làm loãng độ natri huyết tương, giảm nồng độ clo.

- Hội chứng canxi máu: Do u tiết hormon cận giáp hoặc do tiêu xương vì di căn, lâm sàng bệnh nhân có khát, đái nhiều, giảm trương lực và yếu cơ, rung cơ, chán ăn, buồn nôn.

- Hội chứng Pierre-Marie: Do tăng nồng độ hormon sinh trưởng (GH) làm hình thành những xương mới, chủ yếu là ở các xương dài, xương tăng sinh và viêm xương dưới màng xương. Hậu quả là khớp sưng đau, ngón tay, ngón chân dùi trống.

2. Triệu chứng cận lâm sàng:

a. X-quang:

Rất có giá trị trong chẩn đoán. Có khi phải chụp 2 hay nhiều lần cách nhau khoảng 2 tuần để theo dõi sự phát triển của bóng mờ, bóng mờ tăng kích thước đều và nhanh (một dấu hiệu Xquang của ung thư).

b. Đối với ung thư trung tâm:

- Rốn phổi rộng hơn bình thường, bóng mờ không đều ở rốn phổi, bờ không đều đặn, bóng mờ phát triển đậm dần. Đặc biệt có các tia lan ra xung quanh như mặt trời mọc (hình ảnh đặc biệt trong ung thư phổi).

- Ở trường hợp lòng phế quản bị khối ung thư làm hẹp, thường có hình ảnh của rối loạn thông khí tại phần phổi tương ứng của phế quản đó:

- Phổi giảm sáng (do giảm thông khí).

- Phổi tăng sáng (do giãn phổi).

- Tăng thể tích, trung thất bị đẩy sang bên lành.

- Có thể xẹp phổi (Khối u to làm tắc lòng phế quản).

c. Ung thư ngoại vi:

- Bóng mờ đậm độ không đều nhau, chu vi không đồng đều, khi khối u càng lớn bóng mờ càng đậm. Do viêm mạnh nên quanh khối u, cấu trúc phổi đậm nét hơn bình thường. Thể tích khối u có thể bằng từ đồng xu đến nắm tay. Nếu khối u cách phổi một quãng có thể thấy những tia nối với rốn phổi, các tia này có thể là sự thâm nhiễm ung thư dọc theo phế quản hoặc dọc mạch máu, hoặc vào chuỗi bạch mạch.

d. Trên phim có thể thấy hình ảnh của các biến chứng:

- Hoại tử: Làm thành một hang trong lòng khối u, hang này có thành dày, bờ ngoài rõ đều, bờ trong khúc khuỷu hang không đều, có thể thấy những nụ nổi lên. Trong lỗ hổng có nhiều dịch tiết, có khi giống như một hang lao thông thường, bờ mỏng mặt trong và ngoài đều đặn, bên trong có dịch hoặc không.

Nhưng ở đây nhu mô phổi ở xung quanh thường xuyên lành, thử nhiều lần BK vẫn âm tính, điều trị đặc hiệu lao không có tiến bộ. Có thể gặp hình ảnh của của áp xe phổi, bóng mờ lớn, giữa hình sáng và có nước dịch ở thuỳ trên. Ở đây thuỳ bị co kéo có thể gây nên biến dạng của cơ hoành, trung thất thành ngực.

- Di căn vào hạch trung thất:

- Vào hạch phế quản - phổi làm rốn phổi rộng ra, nhiều khi bờ ngoài của rốn có nhiều hình vòng.
- Vào hạch cạnh khí quản và hạch khí phế quản, làm bóng của phần trên trung thất rộng ra.
- Vào ngã ba khí phế quản làm góc khí quản banh rộng ra (thực tế việc xác định trên Xquang rất khó khăn, chỉ ở những trường hợp nặng mới thấy được).

- Di căn vào thành ngực:

Gặp ở ung thư phổi ngoại vi, có thể di căn sang màng phổi, xương sườn, làm phá huỷ xương sườn hoặc gãy xương.

e. Chụp phế quản:

- Có giá trị đặc biệt (ung thư trung tâm), phế quản hẹp, thành phế quản nham nhở, phế quản có thể cắt cụt.

- Ít có giá trị (ung thư ngoại vi), một số trường hợp có thể thấy phế quản bị thu hẹp, chệch hoặc bị cắt cụt.

f. Soi phế quản:

+ Rất quan trọng để chẩn đoán ung thư phế quản. Có thể thấy một u dài hoặc một nụ mọc lên trên niêm mạc phế quản. U này màu trắng hoặc màu hồng bờ không đều, niêm mạc phế quản bị thâm nhiễm dày, u có thể loét và dễ chảy máu.
+ Từ khi có ống soi sợi mềm, có thể phát hiện được những ung thư ở phế quản cấp 5, cấp 6.
+ Trong ung thư phế quản, ngoại vi soi phế quản thường không thấy.

+ Cũng có khi hình ảnh chèn ép từ ngoài phế quản làm xẹp lòng phế quản. Qua soi phế quản, có thể làm sinh thiết chải phế quản hay sinh thiết hút phế quản, nếu khối u ở ngoại vi thì tìm tế bào ung thư. Cũng có thể lấy dịch tiết ở lòng phế quản để tìm tế bào ung thư.

g. Phản ứng Mantoux:

+ Âm tính.

+ Tốc độ máu lắng tăng cao.

h. Các biện pháp khác:

+ Sinh thiết hạch ngoại vi nếu có hạch trên xương đòn, hoặc làm sinh thiết hạch ở cơ bậc thang theo phương pháp Daniels.

+ Khi cần thiết có thể làm sinh thiết phổi, chọc kim qua thành ngực vào khối u, dưới hướng dẫn của Xquang.

+ Ở một số trường hợp nhất định, có thể mở lồng ngực thăm dò, làm sinh thiết tức thì để quyết định luôn phương pháp phẫu thuật ở phổi.

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm