Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ “nghiện” công nghệ số: Hệ lụy và cách hóa giải

Chúng ta đang sống trong thời đại với sự thay đổi chóng mặt và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số.

Chúng ta đang sống trong thời đại với sự thay đổi chóng mặt và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Sự ra đời và đổi mới thế hệ của hàng loạt LCD, máy tính, ipad hay điện thoại di động... đã mang đến nhiều tiện ích cho cuộc sống cũng như gây ảnh hưởng xấu nếu lạm dụng, đặc biệt khi con trẻ “nghiện” công nghệ số.

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất...

Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự, hàng ngày cứ mỗi khi đưa cháu Bi, 5 tuổi, con trai của chị từ nhà trẻ về đến nhà thì việc đầu tiên cháu làm là mở ngay tivi và không cần biết việc gì xảy ra. Vì mải làm việc nhà và nấu cơm nên chị cũng để mặc cho cháu xem tivi gần 2 giờ đồng hồ. Dịp này chị Hoa phát hiện ra cháu Bi cứ nheo mắt khi nhìn, chị đưa cháu đi khám thì bác sĩ kết luận là cháu mắc cận thị khá nặng.

Việc trải qua nhiều giờ và liên tục sử dụng máy tính, ipad, điện thoại hay xem tivi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như suy giảm thị lực, tim mạch, béo phì, mất ngủ...

Vì công việc phải hoàn thành nên đôi khi người lớn phải ngồi hàng giờ trước máy tính. Chúng ta cảm thấy một số vấn đề như mệt mỏi và uể oải, chân tay rã rời, đôi lúc thấy đau đầu và chóng mặt. Tuy nhiên, đối với con trẻ khi quá say mê công nghệ số, dường như chúng khó kiểm soát được bản thân và không ý thức hay lường trước các nguy cơ như người lớn. Chúng “nghiện ngập” đến mức có thể liên tục cầm iphone trên tay để chơi game hay ngồi xem video hàng giờ trên ipad.

 

Nghiện công nghệ số khiến trẻ mắc nhiều bệnh.

…Và sức khỏe tinh thần

Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, việc lạm dụng các phương tiện công nghệ số còn có thể dẫn tới các vấn đề tinh thần như rối loạn về khả năng chú ý, khả năng nhận thức, khả năng học tập và thậm chí còn làm cho trẻ chậm phát triển. Chị Vân Khánh (Hồng Bàng, Hải Phòng) lo lắng khi bé Phương, con gái của chị năm nay học lớp 2, cháu rất mất tập trung khi ngồi học. Gần đây, chị còn phát hiện thấy khả năng ghi nhớ của cháu cũng giảm sút, chẳng hạn như cháu quên cả các phép cộng trừ trong phạm vi 10 khi làm các bài tập toán. Chị hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này là do ông bà nội cho cháu sử dụng ipad hàng ngày mỗi khi cháu đi học về, thậm chí ông bà còn chiều cháu khi ngồi ăn cơm cũng cho sử dụng.

Theo thống kê của Khoa Tâm bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng như tại các trung tâm điều trị trẻ tự kỷ và chậm nói, một trong những nguyên nhân dẫn tới trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và kém trong giao tiếp chính là việc gia đình đã để cho trẻ xem tivi và chơi ipad, điện thoại di động quá nhiều. Game online bản chất là một hình thức giải trí nhưng chứng nghiện game online làm tăng nguy cơ của rối loạn cảm xúc hoặc hành vi ở con người. Đối với thanh thiếu niên và giới trẻ, nó gây ra các vấn đề  như đánh nhau, bỏ học, sống không mục đích, ảo tưởng, tự tử, thậm chí giết người. Ngoài ra, những năm gần đây, chúng ta phải kể đến sức hút của mạng xã hội được gọi là facebook đối với mọi độ tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Ăn, ngủ, chơi,... hay làm bất cứ việc gì cũng facebook. Đối với thanh thiếu niên, facebook không chỉ thể hiện bản thân mà còn là phương tiện để các em giao lưu, gặp gỡ, kết bạn và chia sẻ. Điều nguy hại là chúng ta khó có thể quản lý con cái trên mạng xã hội.

Lời khuyên của thầy thuốc

Chúng ta cần tổ chức một thời gian biểu khoa học và hợp lý cho con em mình hàng ngày. Điều này bao hàm cả việc cha mẹ quản lý giám sát con cái thời gian sử dụng các phương tiện như tivi, máy tính bảng, ipad, iphone… Không cấm đoán việc các con xem tivi hay chơi game trên điện thoại, máy tính bởi điều đó làm chúng càng “thèm muốn”. Tuy nhiên, cần thỏa thuận với chúng là việc này diễn ra với một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như 10, 15, 20, 30 phút hàng ngày hay 1-2 giờ vào dịp cuối tuần sẽ tùy theo hoàn cảnh như độ tuổi, công việc học hành của trẻ. Cần thực hiện nguyên tắc về thời gian một cách nghiêm túc và triệt để. Cha mẹ có thể coi đó như một phần thưởng nếu trẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cài đặt chế độ cho các thiết bị điện tử hay tháo gỡ lắp đặt nếu thấy cần thiết.

Ngoài việc sử dụng các thiết bị công nghệ số như một hình thức giải trí, người lớn cần thu hút con trẻ chú ý đến các trò chơi hay hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và giới tính như: trò chơi lắp ráp, điều khiển, ôtô, vẽ tranh, nặn đất, xếp hình, nấu ăn, búp bê, thời trang... Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho trẻ được chơi đùa, thư giãn tại các khu vui chơi, các công viên có khoảng không gian rộng lớn, nhiều cây xanh,… cho trẻ đạp xe, đá bóng, chơi cầu lông, chơi patin… Việc gia đình và nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động ngoại khóa, du lịch cho trẻ tham gia là rất bổ ích. Tất cả hoạt động này giúp trẻ có cơ hội vận động, giải tỏa mệt mỏi căng thẳng khi học tập và làm trẻ năng động, nhanh nhẹn hơn rất nhiều.

Động viên, khuyến khích con trẻ hỗ trợ các công việc trong gia đình như: quét nhà, lau nhà, phơi quần áo, gấp quần áo, phụ bếp... tùy vào độ tuổi của trẻ. Điều này làm tăng sự tự lập và tháo vát của trẻ khi trưởng thành cũng như giúp trẻ khéo léo và thuần thục với đôi tay.

Cha mẹ và người thân luôn dành thời gian cho con trẻ. Công việc bận rộn làm chúng ta quên mất việc cần lắng nghe và trò chuyện với con cái. Đối thoại trực tiếp bằng lời nói, cử chỉ và ánh mắt luôn có hiệu quả hơn gấp nhiều lần khi đối thoại bằng phương tiện như điện thoại, máy tính. Việc làm này làm cho mối quan hệ của cha mẹ và con cái gắn kết hơn, làm tình cảm gia đình thêm yêu thương hơn. Cha mẹ nên hỏi han, lắng nghe và trò chuyện với con cái về các vấn đề trong cuộc sống cũng như kế hoạch, dự định trong tương lai.

Cha mẹ hãy làm gương cho con cái. Chúng ta hãy hướng dẫn con cái sử dụng những phương tiện này một cách có mục đích và ý nghĩa. Hãy chỉ cho con trẻ thấy bên ngoài cuộc sống kia còn vô vàn điều tốt đẹp và thú vị đang chờ đón chúng khám phá!

ThS. Nguyễn Như Phương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm