Con bạn có phải thường khóc rất nhiều khi đi tiểu? Con bạn có đi tiểu rất nhiều lần trong ngày? Bạn có lo lắng rằng bé có thể bị viêm đường tiết niệu? Nước tiểu của bé có phải có mùi rất khó chịu không? Bạn đã từng thấy có máu trong nước tiểu của bé hay chưa?
Nếu bạn trả lời là có với bất cứ câu hỏi nào trên đây, thì bạn nên đọc bài viết này bởi rất có thể bé đã bị trào ngược bàng quang niệu quản.
Trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ nhỏ là gì?
Bạn hẳn đã từng nghe đến bệnh trào ngược axit. Đó là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây cảm giác nóng rát khó chịu. Cũng tương tự như vậy, trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) là tình trạng nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên thận. Tình trạng này có thể ở mức độ nhẹ hoặc rất nghiêm trọng. Bệnh lý này thường được phát hiện trong năm đầu tiên trẻ mới ra đời, thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai.
Hệ tiết niệu hoạt động như thế nào?
Trong cơ thể con người, dù là người lớn hay trẻ nhỏ, hệ tiết niệu cũng có một van nối giữa niệu quản với phần bên ngoài của thận. Mỗi người chúng ta có 2 quả thận, có nhiệm vụ chính là lọc bỏ dịch thừa và các chất cặn bã ra khỏi máu, thông qua hình thức là bài tiết nước tiểu. Nước tiểu sẽ đi từ thận qua ống niệu quản và tới bàng quang. Tại bàng quang, nước tiểu sẽ được giữ lại cho đến khi chúng ta đi tiểu (làm rỗng bàng quang). Bàng quang cũng có một van khóa, ngăn không cho nước tiểu chảy ngược lại lên thận.
Nguyên nhân của tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản
Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản:
Di truyền
Tình trạng trào ngược có thể xảy ra nếu van tại bàng quang (van ngăn không cho nước tiểu chảy ngược lên thận) hoạt động không tốt, thay vì thực hiện vai trò như một cái van đóng lại khi bàng quang đổ đầy nước tiểu thì lại cứ mở, và được gọi là trào ngược bàng quang niệu quản nguyên phát. Nguyên nhân có thể là do di truyền gâ bất thường cho van này. Nhưng khi trẻ lớn lên, van có thể sẽ trở nên khỏe hơn và vấn đề sẽ được giải quyết một cách hoàn toàn.
Nhiễm trùng
Trào ngược bàng quang niệu quản cũng có thể xảy ra nếu trẻ bị viêm đường tiết niệu nhiều lần, làm hệ tiết niệu bị tắc nghẽn và gây sưng phù niệu quản. Tình trạng này được gọi là trào ngược bàng quang niệu quản thứ phát.
Triệu chứng của tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ nhỏ
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, gần 50% số trẻ sơ sinh và 30% số trẻ lớn hơn được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu có mắc phải tình trạng này.
Dưới đây là danh sách các triệu chứng của tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản mà bạn nên chú ý ở trẻ:
Cần lưu ý rằng, nhiều trẻ khi bị nhiễm trùng đường niệu có triệu chứng rất mơ hồ, âm thầm: chỉ đau bụng thoáng qua, tiêu chảy (đặc biệt ở trẻ nhỏ), nước tiểu vẫn không đổi màu, trẻ không sốt. Do vậy cha mẹ cần lưu ý theo dõi kỹ và thường xuyên các biểu hiện của trẻ khi đi tiểu, tránh để phát hiện quá muộn.
Trước khi sinh, có thể chẩn đoán được em bé có mắc phải tình trạng này hay không. Triệu chứng chính có thể được chẩn đoán thông qua siêu âm đó là thai nhi có các dấu hiện như: niệu quản giãn, thận ứ nước, bể thận giãn… Khi đó, sản phụ nên khám tiền sản bác sĩ Niệu Nhi để biết được thời gian chính xác sau khi sinh sẽ làm gì tiếp theo, xét nghiệm và siêu âm khi nào để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời cho trẻ. Nếu siêu âm trước sinh chỉ có hình ảnh dãn niệu quản hai bên, thì sau khi sinh, người mẹ phải đưa trẻ đi tầm soát để xem có hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản hay không.
Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ?
Bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ hoặc hỏi ý kiến bác sỹ nếu trẻ xuất hiện một trong số các tình trạng dưới đây:
Điều trị trào ngược bàng quang niệu quản
Khi bạn đưa trẻ đến gặp bác sỹ, điều đầu tiên bác sỹ khuyên bạn sẽ là đưa trẻ đi làm xét nghiệm viêm đường tiết niệu. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bác sỹ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản. Những xét nghiệm này bao gồm:
Trào ngược bàng quang niệu đạo có thể tái phát hay không?
Rất hiếm khi tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản tái phát khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng hoặc trào ngược không được phát hiện sớm hoặc cha mẹ tự điều trị có thể dẫn đến những tổn thương thận âm thầm để lại di chứng nguy hiệm sau này.
Một điểm cần lưu ý thêm, đó là nếu thận của trẻ bị tổn thương, thì rất có thể sau này trẻ sẽ bị tăng huyết áp. Theo dõi trẻ khi trẻ đi tiểu là cách duy nhất để bạn biết rằng liệu trẻ có đang gặp phải vấn đề gì hay không.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường tiết niệu
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.
Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.