Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn nên biết về nhiễm toan ceton trong bệnh tiểu đường

Nhiễm ceton trong bệnh tiểu đường là tình trạng gia tăng lượng axít ceton (thể ceton) cao trong máu, xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao và kéo dài, diễn biến nhanh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng có thể phòng ngừa được.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm toan ceton

Nó thường diễn ra khi cơ thể bạn không có đủ lượng insulin, các tế bào không  lấy được đường để tạo ra năng lượng vì thế cơ thể sẽ huy động các chất béo để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi phân giải chất béo sẽ tạo ra các sản phẩm phụ trong đó có thể ceton. Thể ceton có tính axít nên cơ thể sẽ có những cơ chế cân bằng hóa học để trung hòa bớt lượng axít này. Nhưng nếu cứ tiếp tục diễn ra tình trạng này thì đến một lúc nào đó cơ thể sẽ không thể bù kịp được lượng ceton được sản sinh ra, dẫn đến việc mất cân bằng hóa học trong cơ thể gây ra lượng axít ceton cao trong máu.

Người mắc tiểu đường typ 1 thường có nguy cơ cao bị nhiễm ceton bởi cơ thể họ không sản sinh được insulin. Thể ceton cũng tăng khi bạn bỏ mất một bữa ăn, bị ốm hoặc stress hoặc phản ứng với insulin.

Nhiễm ceton cũng xảy ra ở những người mắc tiểu đường typ 2 nhưng hiếm hơn. Nếu bạn bị tiểu dường typ 2, đặc biệt là người cao tuổi, sẽ diễn ra một tình trạng tương tự như nhiễm toan ceton, được gọi hội chứng nhiễm toan không ceton (HHNS) gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng.

Dấu hiệu cảnh báo

Kiểm tra thể ceton thường xuyên khi đường máu vượt quá 240mg/dl hoặc bạn có các triệu chứng của đường huyết cao như khô miệng, khát nước, đi tiểu nhiều.  Bạn cũng nên thử lại lượng ceton có trong máu sau khi đường máu hạ được 30 phút.

Những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa đến bệnh viện ngay:

  • Đường huyết cao trên 2 giờ
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Hơi thở có mùi trái cây lên men
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Khó thở.

Điều trị và phòng ngừa

Khi bị nhiễm toan ceton, bạn sẽ được nhận insulin thông qua tiêm tĩnh mạch để làm giảm lượng ceton xuống và bạn sẽ được bù dịch để cân bằng kiềm toan trong cơ thể. Nếu không được điều trị tình trạng nhiễm toan ceton sẽ dẫn tới hôn mê và tử vong.

Sau đó, bạn sẽ được tăng liều insulin và được khuyên là nên uống nhiều nước và hạn chế đồ uống có cồn và nước ngọt.

Để phòng tránh bệnh tái phát bạn phải luôn kiểm soát được lượng đường trong máu ở giới hạn cho phép bằng cách

  • Uống thuốc theo đúng hướng dẫn
  • Tuân thủ chế độ ăn ít tinh bột
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Kiểm tra đường máu thường xuyên
Bạn cũng luôn phải kiểm tra insulin của mình còn hạn không. Nếu dùng máy bơm insulin thì phải xem chúng có bị rò rỉ insulin ra ngoài hay không.
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm