Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Công thức 10 loại nước hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch

Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có thể giúp bạn đạt được sức khỏe miễn dịch tối ưu. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy khó khăn để tiêu thụ khẩu phần ăn được đề nghị của các loại trái cây và rau mỗi ngày.

Công thức 10 loại nước hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch

Những công thức nấu nước nhanh chóng, dễ dàng và ngon sử dụng một loạt các loại trái cây rau quả có thể giúp cơ thể chống lại cảm lạnhcúm mùa này. Tất cả những gì bạn cần là một máy ép trái cây.

  1. Nước ép cà rốt, táo và lê

Cà rốt là một nguồn cung cấp của beta-carotene, một chất trong thực vật và được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và giữ đủ số lượng tế bào T, còn được gọi là tế bào chiến đấu, trong hệ tuần hoàn. Nó cũng làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu – loại tế bào bảo vệ cơ thể khỏi các chất lạ.

Công thức: 4-5 củ cà rốt, 1 trái táo, 1 trái lê, ¼ củ gừng

  1. Nước ép cam, bưởi, chanh

Vitamin C là một chất chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào khỏi các chất gây tổn hại cho cơ thể. Vitamin C thúc đẩy sự sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể, giúp chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Sự thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến chậm lành vết thương, dễ bị nhiễm trùng, và làm suy giảm đáp ứng miễn dịch. Cam, bưởi, chanh có thể coi như là “một con quái vật vitamin C” bởi chúng chứa rất nhiều vitamin C.

Công thức: 2 trái cam đã bóc vỏ và cắt làm tư, 1 trái bưởi đã bóc vỏ, ½ trái chanh đã bóc vỏ

  1. Nước cải xoăn

Cải xoăn đã trở nên rất  phổ biến trong vài năm qua. Đây không chỉ là một loại rau ngon, nó cũng được chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Cải xoăn là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, vitamin C, magiê, vitamin B6, đồng, sắt, mà tất cả đều có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Công thức này cũng sử dụng củ cải đường, đó là một nguồn tốt của folate, một loại vitamin giúp cơ thể sản xuất DNA và RNA của bạn, đó là cần thiết cho việc sản xuất các tế bào bạch cầu

Công thức: 1 củ cải xoăn, ¾ mớ rau bina, ½ củ cải đường (để nguyên lá), 1 trái dứa

  1. Nước ép cà chua

Sự kết hợp của các thành phần trong nước ép cà chua làm tăng cường chức năng miễn dịch. Cà chua là một loại trái cây bí mật (chứ không chỉ là một loại rau). Và nó cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin C và vitamin A, hai loại vitamin đóng một phần không thể thiếu trong sức khỏe miễn dịch.

Công thức: 3 trái cà chua, 2-3 ngọn cần tây, 2 củ cà rốt, 1 củ cải xoăn, rau mùi

  1. Nước của các loại rễ cây

Nước quả này là sự kết hợp của ba loại rau củ, trong đó mỗi loại đều có tác dụng tăng cường miễn dịch. Cần tây chứa nhiều vitamin C, vitamin A và folate, nhưng bí mật thật sự để nước này nằm ở lá. Lá cần tây là một nguồn tuyệt vời của vitamin A và E. Củ cải lá chứa một lượng dồi dào vitamin C và A.

Công thức: 3-4 ngọn cần tây để nguyên lá, ½ củ cải đường để nguyên lá, 2 củ cà rốt

  1. Nước của các loại rau xanh

Nước quả này là sự kết hợp tuyệt vời của các loại rau có lá màu xanh đậm. Cải xoăn, rau bina, rau mùi tây và cung cấp một số lượng đáng kể các chất dinh dưỡng bao gồm magiê, folate và vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe miễn dịch tối ưu. Vitamin B6 nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tế bào miễn dịch và sản xuất ra các kháng thể.

Công thức: 1 củ cải xoăn, 1 mớ rau bina, 2 thìa canh rau mùi tây, 1 trái dưa chuột, ¼ trái chanh đã bỏ vỏ, 1 cốc nho xanh

  1. Nước dâu tây và kiwi

Dâu tây và kiwi là loại trái cây ngon ngọt chứa đầy vitamin C. Điều làm cho loại nước này thậm chí còn tốt hơn là thêm lợi ích của bạc hà. Bạc hà không chỉ là một loại thảo mộc tuyệt vời mà cung cấp cho loại nước này một hương vị tươi mát, nhưng nó là một nguồn cung cấp folate, vitamin A, magiê và kẽm. Thiếu magiê có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng

Công thức: 12 trái dâu tây, 2 trái kiwi đã bỏ vỏ, 1 ½ cốc bạc hà

  1. Nước bí ngô

Bí ngô không chỉ là một loại rau ngon, mà còn là một nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời. Điều gì làm cho loại nước này thậm chí còn tốt hơn là việc bao gồm các hạt bí ngô. Hạt bí ngô chứa đầy vitamin giúp tăng cường miễn dịch như vitamin E, B6, và kẽm. Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp tăng cường việc sản xuất các tế bào T, các tế bào bạch cầu và các kháng thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Công thức: 1 trái bí ngô để nguyên hạt, 2 củ cà rốt, 1 trái táo, quế, hạt nhục đậu khấu

  1. Nước dưa hấu

Dưa hấu là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Dứa và cam chứa một lượng dồi dào vitamin C

Công thức:  1 trái dưa hấu, ½ trái dứa đã bỏ vỏ, 1 trái cam đã bỏ vỏ bổ làm tư, ½ trái chanh đã bỏ vỏ

  1. Nước xoài

Loại nước này sẽ làm hài lòng vị giác của bạn. Dâu tây, xoài, và chanh cũng là nguồn tuyệt vời của vitamin C và vitamin A. Nếu bạn cho thêm mầm lúa mì, bạn sẽ đạt được lợi ích bổ sung vitamin E. Vitamin E là một chất chống oxy hóa và giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch khỏi các tác hại của ôxi hóa.

Công thức: 1 cốc dâu tây, 1 trái xoài đã bóc vỏ, ¼ trái chanh đã bóc vỏ, 1 trái lê đá bỏ hạt, có thể cho thêm 4 thìa canh mầm lúa mì.

Thông tin thêm trong bài viết: 9 loại siêu thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch

Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

Xem thêm