Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chấm điểm 6 loại thịt "chất" nhất cho con

Xin mách cho mẹ: Thịt gà hay bò tốt hơn, miếng nạc hay sườn thì nhiều chất?…

Chấm điểm 6 loại thịt "chất" nhất cho con

Bấy lâu nay các bà mẹ chỉ hay truyền tai nhau loại rau nào thì tốt, ăn quả nào thì nhiều vitamin. Vậy nhưng với vấn đề thịt, nhiều chị em thường thờ ở cho qua vì nghĩ rằng thịt nào cũng vậy. Tuy nhiên, không chỉ có sự khác nhau về dinh dưỡng giữa các loại thịt mà ngay trong một loại thịt lợn cũng có thể chia ra nhiều loại: nạc vai, mông, bụng, de sườn, nạc thăn, móng giò….với giá trị dinh dưỡng khác nhau.
Xin mách mẹ cách chọn thịt và “top” những loại thịt nhiều dinh dưỡng nhất cho con.
1. Thịt bò
Xếp hạng: Bò ****; Bê ***
Các loại thịt đỏ như thịt bò luôn có tiếng trong việc chứa nhiều chất sắt và folate cho trẻ. Thịt bò cũng là một trong những loại thịt trẻ sơ sinh dễ tiêu hóa nhất. Tuy nhiên, không phải miếng thịt bò nào cũng nhiều chất như nhau. Thịt bò được phân loại dựa theo lớp thịt và hàm lượng chất béo có trong thịt. Càng nhiều chất béo thì thịt càng mềm.
Thông thường khi lựa chọn thịt bò cho trẻ, mẹ nên chọn loại thịt nạc, có khoảng 80% nạc và 20% chất béo. Để biết đâu là miếng bò nhiều chất béo, mẹ có thể nhìn màu sắc của miếng thịt: những miếng thị có màu sáng và các sợi mỡ chạy dọc như vân cẩm thạch thì sẽ có nhiều chất béo hơn, thịt màu càng tối thì càng có ít chất béo.
Những phần thịt bò nhiều chất béo nhất là: Dẻ sườn bò, Ức bò. Phần thịt bò hợp cho trẻ nhất là filet hay còn gọi là thăn bò. Phần thịt thăn bò này vừa mềm, lại không có quá nhiều sợi mỡ, phù hợp cho bé ăn dặm.
2. Thịt gà
Xếp hạng: ***
Thịt gia cầm thường được mẹ Tây sử dụng như món đạm đầu tiên của trẻ ăn dặm.  Trong đó, thịt gà là ưu tiên hàng đầu vì ít mỡ và nạc hơn thịt đỏ. Tuy nhiên, khi chọn thịt gà cho bé, mẹ nên lưu ý:
Loại thịt: Từng phần thịt gà lại có lượng calo và chất béo khác nhau. Thường những phần thịt trắng như ức hay lườn sẽ ít calo, chất béo và cholesterol  hơn thịt nâu như đùi và má đùi. Thịt cánh gà bỏ da cũng thuộc loại ngon bổ và là lựa chọn tốt cho bé.

Thịt gà là loại thịt trắng lành và thường được dùng làm thức ăn đạm đầu tiên của trẻ. Ảnh minh họa

Màu sắc: Mỗi vùng thịt trắng hay thịt nâu của gà đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Thịt trắng thì nạc và ít cholesterol hơn thịt nâu. Tuy nhiên thịt nâu lại chứa nhiều vitamin B, sắt, chất béo và calo. Khi mua gà cho con, mẹ có thể chọn loại thịt đùi nếu muốn tăng năng lượng cho trẻ  mà thay thế thịt đỏ như bò.
Da gà: Thực tế thì da gà không phải là có hại cho trẻ nếu bé đã trên 1 tuổi. Tuy nhiên vì khi nấu nướng, chất béo có trong thịt gà sẽ thoát hết ra da, do đó mẹ không nên cho bé ăn nhiều hoặc bỏ da trước khi chế biến là tốt nhất.
Phần thịt gà nhiều chất béo và calo nhất là đùi nguyên da. Phần ít nhất là ức gà bỏ da.
3. Thịt heo
Xếp hạng: ****

Thịt thăn heo giàu vitamin B nhất trong các loại thịt. Ảnh minh họa

Cũng như thịt bò và thịt gà, từng phần khác nhau của heo cũng cho lượng calo và chất béo khác nhau. Phần thịt heo nạc nhất là thịt thăn, tuy nhiên, những phần thịt khác như sườn nạc cũng rất hợp cho trẻ. Phần thịt bé nên tránh ăn vì chưa tiêu hóa được là thịt ba chỉ. Thịt thăn heo có rất nhiều vitamin B1 (thiamin) rất tốt cho trẻ biếng ăn, kích thích vị giác. Ngoài ra, thăn heo còn giàu phốt pho, vitamin B12, protein cao và ít chất béo. Thịt thăn heo được coi là giàu vitamin B và protein nhất so với thịt bò và gà.
4. Cá
Xếp hạng *****
Cá là một loại thực phẩm đạm tuyệt vời. Không chỉ giàu protein, cá còn có rất nhiều axit béo omega-3 tốt cho não bộ, tim mạch và mắt của trẻ. Các loại cá như cá hồi, cá quả, cá trắm đen là những gợi ý tuyệt vời cho trẻ ăn dặm bởi lượng chất dinh dưỡng cao, ít xương, lành tính.
Tuy nhiên khi cho trẻ ăn cá, mẹ lưu ý không nên cho bé ăn nhiều các loại cá biển sâu như cá thu, cá ngữ vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao.
5. Vịt
Xếp hạng: **
Mặc dù trông vịt có vẻ rất béo và nhiều mỡ, nhưng nếu lọc da, một miếng thịt vịt nạc cũng chỉ chứa lượng chất béo bằng một miếng thịt cừu nướng. Vịt cũng có nhiều sắt nhưng không phải quá giàu, thêm vào đó, hàm lượng cholesterol của thịt vịt khá cao, gấp đôi thịt bò. Do đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn vịt  để đổi món và làm phong phú thực đơn.
6. Tôm
Xếp hạng: ***

Tôm ngon, ngọt, nhiều omega 3 nhưng lại có thành phần cholesterol hơi cao. Ảnh minh họa

Trong tôm có nhiều vitamin B12, axit béo omega-3 góp phần tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé. Tuy nhiên, cho bé ăn tôm quá nhiều và liên tục có thể làm tăng 7% cholesterol xấu. Vì vậy mẹ chỉ nên cho con ăn tôm đổi món thỉnh thoảng.
Một lưu ý nữa cho mẹ: vỏ tôm không có nhiều canxi. Do đó khi chế biến tôm cho bé, mẹ đừng tiếc mà bóc bỏ vỏ tôm, như vậy sẽ an toàn hơn cho trẻ.

Thông tin thêm trong bài viết: Cách chọn và chế biến thịt đỏ an toàn

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm