Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách kích thích sự phát triển của trẻ

Sự phát triển của trẻ có thể bắt đầu từ trước giai đoạn sơ sinh, thậm chí là từ trước khi trẻ được sinh ra đời.

Hệ thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành từ những tuần đầu tiên của thai kỳ và về cơ bản sẽ có thể tương đối hoàn thiện khi người mẹ mang thai đến tuần thứ 4. Tại tuần thứ 17 của thai kỳ, thai nhi cũng có thể nghe thấy các âm thanh. Do vậy, không bao giờ là quá sớm để bạn bắt đầu đọc và hát cho thiên thần bé nhỏ của mình nghe cả.

Để hướng dẫn những cách giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và các kỹ năng vận động đạt tới các mốc phát triển thông thường, dưới đây là 10 cách đơn giản và tự nhiên nhất:

Kết nối với trẻ

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và ngôn ngữ đó là thực hiện các hành vi kết nối với trẻ càng sớm càng tốt say khi sinh. Những hoạt động này bao gồm bế trẻ sát với người bạn, nói chuyện, hát cho trẻ nghe, hoặc làm bất cứ hoạt động gì khác để kích thích khả năng nghe. Những hoạt động này cũng rất quan trọng để kích thích thị giác của trẻ. Khi trẻ thức, hãy đảm bảo rằng trẻ có thể nhìn thấy mặt bạn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ nhỏ sẽ thích các đồ vật và các thiết kế trông giống với gương mặt của con người hơn là các loại đồ chơi thông thường. Khi trẻ được 2-3 tháng, hãy cố gắng cười thật nhiều với trẻ vì trẻ có thể sẽ cười đáp lại bạn. Ngoài ra, một số chuyên gia bổ sung rằng, trẻ nhỏ sinh ra có thị lực nguyên thủy là 20/200, do vậy, việc bế trẻ thật gần để trẻ có thể nhìn rõ bạn là một việc rất quan trọng.

Phát triển các giác quan

Trong tháng thứ 2 và thứ 3, trẻ sơ sinh bắt đầu khám phá và học hỏi nhiều hơn về môi trường xung quanh. Vào giai đoạn này, hãy cho phép trẻ cảm nhận các cấu trúc khác nhau. Hãy để trẻ chạm vào nhiều loại bề mặt khác nhau và để trẻ tiếp xúc với nhiều loại hình ảnh cũng như mùi vị khác nhau. Hãy cầm tay trẻ và để trẻ sờ trên các bề mặt gồ ghề, mềm, phẳng, lạnh hoặc ấm và nói với trẻ rằng cảm giác đó như thế nào. Việc này khôgn chỉ dạy cho trẻ về môi trường sống bên ngoài mà cũng có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh và ngôn ngữ.

Cho trẻ đủ thời gian nằm sấp (tummy time)

Dành đủ thời gian nằm sấp cho trẻ là rất quan trọng để trẻ phát triển một cơ thể khỏe mạnh để vận động, bao gồm cả hoạt động kiểm soát đầu và thân  mình. Bạn có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh bằng cách bắt đầu cho trẻ tập nằm sấp vào cuối tháng thứ 2. Hãy bắt đầu bằng việc cho trẻ nằm sấp trên ngực hoặc nằm sấp trong lòng bạn hay giữ trẻ nằm sấp trên cánh tay. Sau khi đã quen, bạn có thể cho trẻ nằm sấp trên chăn hoặc trên sàn nhà. Thời gian tập nằm sấp không phải là khoảng thời gian yêu thích của trẻ, do vậy, nếu trẻ tỏ thái độ cáu gắt hoặc quấy khóc, thì bạn nên dừng khoảng thời gian luyện tập.

Nói chuyện với trẻ

Càng sớm càng tốt sau khi sinh, bạn có thể giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. Trong vòng 1-2 tháng đầu, hãy bắt chước các âm thanh mà bé phát ra, lên xuống giọng khi nói chuyện với trẻ cùng với đó là biểu hiện cảm xúc trên gương mặt cũng như lắng nghe trẻ “nói” và khóc. Khi trẻ được 4-5 tháng, bạn có thể tiếp tục kích thích sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ bằng cách lắng nghe và bắt chước các âm thanh mà trẻ tạo ra, ví dụ như “pa pa”, “da da”. Bạn có thể đặt tên riêng cho trẻ và bắt đầu gọi trẻ bằng cái tên này, để trẻ biết rằng bạn đang trực tiếp nói chuyện với trẻ. Trong giai đoạn này, trò chuyện với trẻ không cần thiết phải quá phức tạp mới có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Hãy đơn giản hóa các câu chuyện bằng cách miêu tả những gì bạn nhìn, nghe và ngửi được hay nói về những việc bạn đang làm. Ví dụ, khi đi siêu thị, hãy nói với trẻ về việc bạn đang làm: “Mẹ sẽ cho nải chuối màu vàng này vào giỏ”, chẳng hạn như vậy.

Cho trẻ có cảm giác an toàn

Bắt đầu từ những tuần đầu tiên của trẻ, trẻ cần được đảm bảo rằng các nhu cầu của trẻ được đáp ứng, do vậy, nếu trẻ khóc, bạn nên đến bên trẻ. Việc cha mẹ phản hồi lại với những nhu cầu của trẻ là rất quan trọng để kích thích sự phát triển của trẻ. Bạn sẽ xây dựng được sự kết nối cũng như niềm tin của trẻ bằng cách tập cho trẻ các thói quen hàng ngày và thường xuyên chăm sóc trẻ. Lên một kế hoạch hoạt động hàng ngày cho trẻ, bao gồm các hoạt động như ăn uống và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn kiểm soát được trẻ, trong khi trẻ lại có cảm giác an toàn và được sống độc lập.

Cải thiện các hoạt động vui chơi của trẻ bằng đồ chơi

Khi trẻ được khoảng 6 tháng, kỹ năng vận động tinh của trẻ đã phát triển đủ để trẻ có thể ngồi và cầm nắm các đồ vật, thì hãy cho trẻ được tiếp xúc với các loại đồ chơi tương tác hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Ví dụ đó là các trò chơi có bánh xe, sẽ kích thích trẻ đi theo đồ chơi và khuyến khích trẻ vận động. Đây cũng là khoảng thời gian phù hợp để cho trẻ chơi các loại đồ chơi nhiều màu sắc hoặc các loại đồ chơi có tính bất ngờ như có các con thú lên xuống.

Chơi các trò chơi tương tác với trẻ

Khoảng 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu nhận thức được tính vững bền của đồ vật. Trẻ sẽ biết được nếu đồ vật gì đó không bị biến mất, tức là nó có thể sẽ tồn tại mãi mãi. Chơi ú òa là một hoạt động rất vui với trẻ ở độ tuổi này bởi trẻ sẽ rất phấn khích với việc bạn biến mất rồi lại xuất hiện. Với một số trẻ, ở độ tuổi này, khi trẻ nhắm mắt lại trẻ sẽ nghĩ rằng mình đang vô hình.

Tắt tivi

Khi trẻ được khoảng 12 tháng, trẻ không cần phải được tiếp xúc với tivi hay máy tính. Trên thực tế, những màn hình này có thể sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và vận động tốt nhất thông qua việc tương tác trực tiếp với mọi người bởi trẻ cần có sự phản hồi ngay. Sự phản hồi mà trẻ nhận được thông qua tivi hay máy tính là phản hồi nhân tạo. Ví dụ, khi xem một chương trình tivi, nếu trẻ có gọi nhầm tên một đồ vật thì tivi cũng sẽ không phản hồi lại hoặc không sửa cho trẻ. Nhưng nếu trẻ đọc một quyển sách cùng cha mẹ, thì trẻ có thể nghe cha mẹ nói những câu kiểu như: “Đúng rồi, con giỏi quá” hoặc “Không phải, đó là con trâu chứ không phải con bò”.

Không ra lệnh với trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, số lượng cũng như chất lượng các từ ngữ mà trẻ nghe được sẽ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi nói về chất lượng từ ngữ, thì các từ ngữ ra lệnh (business word) là những từ ngữ mà cha mẹ thường dùng để đưa ra yêu cầu với trẻ, ví dụ như: Đi giầy vào hay Chải răng đi. Còn những từ ngữ không ra lệnh (nonbusiness word) là những từ ngữ thông thường hàng ngày hay sử dụng ví dụ như: Ồ, con đã đi giày đúng vào chân phải rồi đấy. Con có 2 chiếc giày và chúng đều có màu xanh. Và các nghiên cứu đã chứng minh rằng các từ ngữ không ra lệnh là những từ ngữ tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Có một mối liên quan trực tiếp giữa số lượng từ ngữ không ra lệnh mà trẻ nghe được và sự phát triển của trẻ ở nhà trẻ.

Điều trẻ cần nhất: chính là bạn

Các nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng, tương tác cá nhân giữa cha mẹ và trẻ là rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Khi trẻ phát triển từ giai đoạn sơ sinh đến trẻ nhỏ và tập đi, bạn nên thường xuyên trò chuyện, bế trẻ và dành thời gian để trẻ tương tác trực tiếp mặt đối mặt với bạn. Trên tất cả, đây vẫn là những hoạt động quan trọng bậc nhất với trẻ.

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm