Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trầm cảm: Dấu hiệu nhận biết từ nhẹ đến nặng

Trầm cảm có thể biểu hiện và tác động theo nhiều cách khác nhau, nhưng cũng có nhiều cách giải phóng bạn khỏi bệnh và cảm thấy khá hơn. Cùng tìm hiểu thông tin về trầm cảm trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Mất việc, kết thúc một mối quan hệ hoặc vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đều có thể dẫn đến những cảm giác buồn bã và thất vọng. Cảm thấy không ngừng buồn bã là một phần của cuộc sống, nhưng khi bạn buồn bã nhiều tuần liên tiếp và có cảm giác mất hết hi vọng nghĩa là bạn đang trải qua vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm chẳng hạn.

Trầm cảm có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành động và tóm lại là ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Trầm cảm có thể  xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường hay gặp ở vị thành niên và thanh niên trẻ. Phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi nam giới.

Trầm cảm gây nên những gì?

Trầm cảm có thể tồn tại cùng với nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư, bênh tim mạch, tiểu đường và cường giáp. Tiền sử gia đình có người mắc, bị nghiện thuốc và tác dụng phụ của thuốc đều có thể gây ra trầm cảm. Buồn bã và tiếc nuối vì mất người thân là bình thường, nhìn chung không được coi là trầm cảm trừ khi sự tiếc nuối kéo dài vài ba tháng và làm ảnh hưởng đến chức năng cơ thể. Chắc chắn những vấn đề gây căng thẳng trong cuộc sống như thất nghiệp, thiệt hại tài chính và dịch bệnh có thể gây nên trầm cảm. Có thể hiểu sự cách ly khỏi xã hội khiến nhiều người phải đối mặt với các vấn đề tinh thần trong thời gian dịch bệnh.

Đọc thêm bài viết: Bị trầm cảm nên ăn gì và tránh gì?

Các kiểu trầm cảm

Trầm cảm được phân ra mức nhẹ, trung bình và mức nặng. Chẩn đoán xác định phải do bác sỹ tiến hành qua các bước kiểm tra về thể chất và tinh thần. 

Trầm cảm nhẹ không hẳn là kiểu cảm nhận một chút buồn bã. Nó thường xảy ra khi những cảm xúc kéo dài một vài tháng, bắt đầu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống cá nhân. Trầm cảm mức độ nặng và trung bình thường có nhiều triệu chứng giống trầm cảm nhẹ nhưng cường độ thì cao hơn. Trầm cảm nặng là một trong số những bệnh lý tâm thần thường gặp nhất. Cá nhân bị trầm cảm nặng thường dẫn đến những hành vi nguy hiểm như kết thúc cuộc sống.

Trầm cảm nghiêm trọng có thể đánh giá ở 4 khía cạnh gồm: tần suất và thời gian bị căng thẳng, cường độ của các triệu chứng, số lượng triệu chứng và tổn thương nói chung. Tần suất của các triệu chứng ở những người bị trầm cảm nhẹ có thể chỉ là buồn bã hoặc sự bứt rứt lúc có lúc không, nhưng nếu cảm thấy không hạnh phúc mỗi ngày và trong nhiều giờ một ngày thì lúc đó đã trở thành trầm cảm mức độ vừa. Những người trầm cảm mức độ nặng thì những cảm xúc tiêu cực liên tục diễn ra, và chỉ có khoảng thời gian bình thường càng bị rút ngắn lại.

Ví dụ, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Ở những ca nhẹ, người mắc chỉ gây ra những lỗi nhỏ xung quanh công việc, nhưng khi bạn không hoàn thành đúng hạn, đến muộn hoặc thường vắng mặt ở nơi làm việc, dành nhiều thời gian cho nỗi đau hoặc không còn khả năng để làm việc nữa thì đó gọi là trầm cảm nặng.

Triệu chứng của trầm cảm

Có rất nhiều triệu chứng mà chúng ta có thể thấy nhưng để chẩn đoán thành trầm cảm bệnh lý phải có 5 dấu hiệu đặc trưng chỉ được nhận diện bởi các kiểm tra y tế. Đầu tiên đó là buồn bã kéo dài, hãy nói cho bác sỹ biết về nguyên nhân gây ra cảm xúc đó cho dù có phải là trầm cảm hay không trầm cảm. Ngoài ra trầm cảm còn có những triệu chứng khác:

  • Giảm hiệu suất làm việc
  • Khó khăn trong việc tư duy và tập trung
  • Bỏ qua các hoạt động xã hội ưa thích
  • Giận giữ, cáu gắt
  • Ăn không ngon
  • Thiếu động lực bản thân
  • Đau mỏi cả người
  • Hành vi liều lĩnh, lạm dụng rượu, ma túy hoặc cờ bạc
  • Buồn bã hoặc cảm thấy mình vô giá trị
  • Có ý nghĩ tự tử
  • Khó ngủ hoặc thay đổi giờ giấc ngủ
  • Thay đổi cân nặng

Ý nghĩ tự tử chỉ xảy ra ở những người bị trầm cảm nặng thật là một sự sai lầm. Trên thực tế, ý nghĩ tự tử có thể xảy ra ở mọi cấp độ trầm cảm, vì vậy cần để ý đến những người có dấu hiệu tự sát hay nói về cái chết hoặc mất hết hi vọng. Bởi mô hình của trầm cảm có thể thay đổi suy nghĩ và cảm xúc nên đôi khi người ta nghĩ rằng tự tử là lối thoát duy nhất để khỏi bị khổ sở. Ước tính có khoảng 2% số người điều trị trầm cảm đã chết do tự tử. Cách tốt nhất để kiểm soát được sự trầm cảm đó là cần nhận ra sớm để được điều trị ngăn ngừa hậu quả đi quá xa.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nào có thể giúp điều trị chứng hưng cảm và trầm cảm?

Bạn có thể kiểm soát trầm cảm như thế nào?

Tin vui là có rất nhiều cách để kiểm soát được trầm cảm. Với trầm cảm nhẹ, hãy cố gắng tập thể dục, giảm stress. Có sự kết nối với gia đình và bạn bè thường xuyên hơn, hãy tâm sự nhiều hơn để những cảm xúc buồn bã không còn gây ra những sự ảnh hưởng quá lớn. Nếu như gia đình không phải là chỗ bạn có thể tâm sự thì không lo. Chúng ta sẽ có phương án khác dành cho những người như này hoặc bị trầm cảm mức độ trung bình. Đó chính là các biện pháp nói chuyện với các nhân viên y tế. Đối với những người trầm cảm nặng bác sỹ sẽ khuyến cáo sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể giúp cách não bộ sử dụng những chất như serotonin, norepinephrine và dopamine.  Những chất dẫn truyền tin của hệ thần kinh kiểm soát rất nhiều chức năng, một loạt cảm xúc, động lực, giấc ngủ và chuyển hóa. Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng được chia làm ba loại chính: thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin, thuốc ức chế hấp thu có chọn lọc norepinephrine và thuốc chống trầm cảm không điển hình. Tricyclic cũng là một loại chống trầm cảm khác được sử dụng trước đây.

Thuốc chống trầm cảm cần thời gian để phát huy tác dụng thường là 4-8 tuần, và có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, khó chịu, đau bụng. Và thông thường sau vài lần thử thuốc bác sỹ mới tìm ra được loại thuốc phù hợp cho bạn nhất. Kiểm soát được trầm cảm cần thời gian điều trị dài hạn gồm cả biện pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm.

Khi bạn có những băn khoăn lo lắng về chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình, hãy trao đổi với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline 0935183939 hoặc 02436335678.

Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo health.usnews
Bình luận
Tin mới
Xem thêm