Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Siết chặt điều kiện hành nghề bác sỹ

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế vừa đề xuất: Đối với những người lựa chọn hướng hành nghề khám chữa bệnh, sẽ phải học thêm 2 năm để được cấp bằng Bác sỹ y khoa (giống như hệ bác sĩ đa khoa đào tạo 6 năm hiện nay).Sau đó, những người được cấp bằng này vẫn chưa được hành nghề ngay mà cần phải thêm 1 năm tiền hành nghề, thực hành tại các bệnh viện.

Sinh viên Y khoa thực tập tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội. Ảnh: Ngọc Châu.

Quản lý chồng chéo, mở trường ồ ạt

Theo Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, hiện đào tạo ngành y đang có nhiều tồn tại bất cập. Trước năm 2000, cả nước có 8 trường đại học (ĐH) đào tạo y, nhưng đến năm 2016 đã lên đến 24 trường. Việc thành lập mới nhiều trường trong thời gian ngắn, tiêu chí thành lập đơn giản như bệnh viện thực hành, chuyên môn của giảng viên chưa được đánh giá đúng mức. Không những thế, số sinh viên tăng nhiều ở mỗi trường.

Cơ chế kiểm soát chất lượng chưa rõ ràng. Kiểm định chất lượng mới chỉ tiếp cận kiểm định cơ sở đào tạo, chưa tiếp cận kiểm định chương trình đào tạo. Đánh giá sinh viên cũng chưa có chuẩn chung, nặng về kiến thức, chưa tiếp cận đánh giá theo năng lực.

Mặt khác, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cũng cho biết thêm, khó khăn nữa là hiện đang tồn tại song song hai hệ thống quản lý sau ĐH.

Việt Nam vẫn đang lẫn lộn giữa hai hệ thống năng lực: Thực hành khám chữa bệnh và nghiên cứu hàn lâm. Đang cùng tồn tại song song 2 hệ thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GD&ĐT quản lý, hệ bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 do Bộ Y tế quản lý, song lại không có nhiều sự phân định, khác biệt rõ ràng giữa 2 chương trình.

“Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng,… chỉ cần yêu cầu thực hành nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mà không trải qua một kỳ thi sát hạch nào cả. Hơn nữa, chứng chỉ này được cấp 1 lần và sử dụng vĩnh viễn” - đại diện Bộ Y tế cho biết thêm.

Không những thế việc Chính phủ quyết định giao Bộ Lao động Thương binh, Xã hội quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ trung cấp đến cao đẳng cũng khiến các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng y dược đang trực thuộc Bộ GD&ĐT như “ngồi trên đống lửa” vì chưa biết sẽ chuyển đổi thế nào.

Mặt khác, thông tư liên Bộ Y tế và Nội vụ quy định từ năm 2018 không tuyển sinh một số ngành y hệ trung cấp, 2021 dừng đào tạo một số ngành này cũng khiến các trường lao đao. Muốn không bị đóng cửa, các trường trung cấp đào tạo y dược phải được nâng cấp lên cao đẳng.

“Về đội ngũ, chúng tôi hoàn toàn có thể đáp ứng được theo quy định. Nhưng về cơ sở vật chất thì đúng là chúng tôi không biết xử lý thế nào. Theo quy định, trường phải có diện tích 5 ha mới đủ lên cao đẳng. Với những trường trung cấp ở thành phố lớn, quy định này đúng là khó như lên trời” - đại diện một trường trung cấp than thở.

Theo Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, hiện đào tạo ngành y đang có nhiều tồn tại bất cập. Trước năm 2000, cả nước có 8 trường đại học (ĐH) đào tạo ngành y, nhưng đến năm 2016 đã vọt lên tới 24 trường.

Siết chặt điều kiện hành nghề bác sỹ

Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nhân lực y tế được Bộ Y tế tổ chức vừa qua, những đề xuất về đổi mới đào tạo đã được đưa ra. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, đã đề xuất đổi mới mô hình đào tạo theo hướng bỏ đào tạo bác sĩ nội trú.

Với y đa khoa, học xong 4 năm, người học sẽ được cấp bằng cử nhân y khoa. Tiếp đó, những người muốn học tiếp sẽ phân thành 2 hướng: Hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý và Hệ nghiên cứu do Bộ GD&ĐT quản lý. Những người không muốn học tiếp có thể trực tiếp tham gia thị trường lao động.

Đối với những người lựa chọn hướng hành nghề khám chữa bệnh, sẽ phải học thêm 2 năm để được cấp bằng Bác sỹ Y khoa (giống như hệ bác sĩ đa khoa đào tạo 6 năm như hiện nay). Tuy nhiên, những người được cấp bằng này vẫn chưa được hành nghề mà cần phải trải qua thêm 1 năm tiền hành nghề thực hành tại các bệnh viện. Sau khi kết thúc một năm thực hành tại bệnh viện, những người này phải trải qua một kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa.

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ y khoa sẽ phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm 2-3 năm chuyên khoa, sau đó thi cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa.

Tiếp đó, để trở thành bác sĩ chuyên khoa sâu, phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm từ 2 năm trở lên và thi cấp chứng chỉ hành nghề một lần nữa. Đối với những người lựa chọn hướng nghiên cứu do Bộ GD quản lý thì phân thành 2 giai đoạn: Thạc sĩ 2 năm và nghiên cứu sinh 3-4 năm, lấy bằng tiến sĩ. Tham chiếu đối với khung trình độ quốc gia thì các cử nhân Y khoa tương đương với khung trình độ bậc 6.

Các bác sĩ Y khoa tương đương khung trình độ bậc 7, còn các bác sĩ chuyên khoa tương đương khung trình độ bậc 8. Chính vì vậy, Bộ Y tế cũng đề xuất bác sĩ học 6 năm tương đương thạc sĩ (khung trình độ bậc 7) nên tăng bậc lương khởi điểm.

Trao đổi với Tiền Phong, thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cũng cho rằng sẽ phải có một kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề y cấp quốc gia.

Có như thế, dù đào tạo ở trường nào, hệ nào thì khi hành nghề, các bác sĩ đều có chung một chuẩn. Còn lãnh đạo Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo cho biết, Bộ Y tế đã xây dựng xong Dự thảo Nghị định về tổ chức đào tạo thực hành y khoa, sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào thời gian tới.

Nghiêm Huê - Theo Bác sĩ Nội trú/Tiền phong
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng