Sáng 20/5, Tiến sĩ Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đưa ra danh sách 10 bệnh dễ bùng phát thành dịch trong mùa hè năm nay.
Bệnh sốt xuất huyết: Tập trung tại miền Nam và miền Trung. Bệnh đang vào mùa cao điểm.
Tay chân miệng: Trong 19 tuần năm 2016, nước ta đã ghi nhận 12.605 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái (16.126 ca mắc, 3 ca tử vong).
Bệnh cúm: Trong 4 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 286.761 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong, giảm 11,4% so với cùng kỳ 2015 (323.521 ca mắc, 1 ca tử vong).
Bệnh tiêu chảy: Từ đầu năm ghi nhận 12.417 ca bệnh, giảm 13,7% so với năm ngoái (18.360 ca mắc).
Bệnh thủy đậu: Ghi nhận 12.417 trường hợp mắc.
Bệnh viêm não virus: 4 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 152 trường hợp mắc, 2 ca tử vong. Số ca tử vong năm 2015 là 8.
Bệnh Adenovirus: Đã ghi nhận 5.905 trường hợp mắc.
Đau mắt đỏ: Bệnh dễ lây, thành dịch.
Bệnh Rubella: Ghi nhận 129 trường hợp mắc.
Bệnh lỵ trực tràng: 4 tháng đầu năm đã ghi nhận 7.901 trường hợp mắc.
Bệnh lỵ amip: Đã ghi nhận 4.120 trường hợp mắc.
Riêng bệnh do virus Zika từng ghi nhận tại nước ta hồi đầu tháng 4, Cục Y tế dự phòng cho hay, mặc dù dịch bệnh đã được khống chế, trong thời gian tới có thể tiếp tục có trường hợp mới mắc bệnh. Đặc biệt, hơn 80% bệnh nhân không có triệu chứng, nên khó phát hiện sớm để xử lý triệt để ổ dịch.
Bệnh cũng chưa có miễn dịch trong cộng đồng, vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, người dân cần phải chủ động trong việc phòng chống bệnh.
Nguyên nhân của khả năng bùng phát nhiều dịch bệnh vào mùa hè là điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều. Muỗi và véc tơ truyền bệnh phát sinh, và phát triển nguy cơ gia tăng bệnh do vec tơ truyền.
Việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xâm nhập mặn, khô hạn, thiếu nước sạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa. Mùa hè cũng là thời điểm các điểm vui chơi, du lịch tập trung đông người, có sự giao lưu mạnh mẽ giữa các quốc gia, các vùng trong cả nước.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo cách phòng chống bệnh mùa hè
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không nên bật quạt mạnh thổi gió trực tiếp vào người.
- Ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm, uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, tăng cường ăn trái cây để đảm bảo đủ vitamin, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày với nước muối.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Thu gom chất thải của trẻ, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, hốc nước, bẹ lá…
- Đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, không chờ đợi vắc xin dịch vụ.
- Khi có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh