Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim (VCT) là bệnh lý viêm lớp cơ dày của thành tim. Khi bệnh nặng, tác dụng bơm của tim suy yếu đi và tim không còn khả năng cung cấp nguồn máu...

Viêm cơ tim (VCT) là bệnh lý viêm lớp cơ dày của thành tim. Khi bệnh nặng, tác dụng bơm của tim suy yếu đi và tim không còn khả năng cung cấp nguồn máu giàu oxygen cho phần còn lại của cơ thể. Các cục máu đông có thể hình thành trong tim gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân

• Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng; nhiễm virus Coxsakie virus B, Adenovirus, virus cúm, virus Dengue và virus viêm gan C, virus HIV; các chủng interovirus như Coxsakie B3 và B4.

• Suy dinh dưỡng, tập luyện hay làm việc quá sức.

• Stress làm thay đổi đáp ứng tự miễn dịch.

• Biến chứng viêm cơ tim cấp do thấp khớp cấp, thương hàn, bạch hầu…

Triệu chứng

• Đau ngực mơ hồ; khó thở, đặc biệt khi vận động thể lực

• Mệt mỏi.

• Loạn nhịp tim: Quá nhanh (120-140) hoặc quá chậm (40-30).

• Hạ huyết áp, huyết áp tối đa có khi xuống 90-80 mmHg.

• Tùy theo mức độ bệnh, có thể gặp gan to, phù cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân, cơ thể giữ nước, xung huyết đáy phổi, đái ít, môi tím, tĩnh mạch cổ nổi.

• Nếu bệnh chuyển biến xấu, nhịp tim tăng nhanh, tiếng tim đập yếu, huyết áp hạ, mạch rất nhỏ. Có thể khiến ngất nhiều lần khi cử động mạnh, thậm chí mất ý thức đột ngột.

• Nhức đầu, đau nhức, đau khớp, sốt, viêm loét họng hoặc tiêu chảy.

• Viêm màng bao tim, tràn dịch màng bao tim gây đau nhói ở giữa ngực.

Riêng với trẻ em thường có dấu hiệu sốt cao, chán ăn, khó thở, tím tái.

Cách phòng chống

• Bảo vệ mình khỏi côn trùng hút máu.

• Tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là bệnh Rubella và cúm.

• Từ 40 tuổi, nên khám tim mạch định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh.

• Cảnh giác khi thấy mệt mỏi, đau ngực và cảm thấy khó thở ngay cả ở mức nhẹ.

• Tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm siêu vi hoặc hội chứng giống cảm cúm. Cách ly người bệnh để tránh phơi nhiễm cho người khác.

• Vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên để phòng tránh bệnh lan rộng.

Theo Nhà xuất bản Y học
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm