Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ nhiễm Rotavirus - Cần chăm đúng cách

Mùa tiêu chảy cấp do Rotavirus đang đến. Rút kinh nghiệm từ các mùa dịch trước, các mẹ nên tránh những sai lầm dưới đây để giúp con phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, nói “không” với những biến chứng nguy hiểm có thể khiến trẻ tử vong do Rotavirus gây nên.

Nhầm tiêu chảy cấp do Rotavirus với các bệnh khác: Trẻ nhiễm Rotavirus có các triệu chứng như sốt, nôn bất ngờ và tiêu chảy, ngoài ra trẻ có thể có ho và sổ mũi. Bởi thế, cha mẹ dễ nhầm tiêu chảy do Rotavirus với các loại tiêu chảy khác và nhiều người còn nghĩ con bị viêm đường hô hấp, viêm mũi họng, cảm lạnh. Không tự chẩn đoán bệnh rồi tự điều trị ở nhà cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Hãy đưa bé đến bác sỹ để tìm đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của trẻ.

Cho con uống bù nước quá nhanh: Khi xác định bé bị mất nước (với biểu hiện miệng, môi, lưỡi và da khô, mắt trũng, đi tiểu ít, khóc không có nước mắt…), cha mẹ thường sốt ruột và bắt con uống vội vàng nhiều dung dịch bù nước, bù điện giải. Điều này không tốt vì gây kích thích khiến bé dễ nôn ói. Khi đó, dung dịch bù nước, bù điện giải chưa kịp hấp thu mà việc nôn ói còn rút bớt đi lượng nước ít ỏi trong cơ thể bé. Hãy cho con uống từng chút một và uống nhiều lần trong ngày, không ép bé uống lượng nước lớn cùng một lúc.

Con thích gì, chiều nấy: Nhiều bé khi bị bệnh không chịu uống nước vì khó chịu. Sợ con mất nước, cha mẹ dụ con uống bằng mọi cách, trong đó có việc cho con uống nước ngọt, nước uống có ga. Những loại nước này bị cấm dùng khi trẻ bị tiêu chảy vì có thể làm bệnh nặng hơn.

Con thích gì chiều nấy có thể sẽ làm bệnh tiêu chảy do Rotavirus nặng hơn

Kiêng khem quá mức: Kinh nghiệm dân gian cho rằng, khi tiêu chảy phải kiêng các loại chất tanh như thịt, cá và sữa… Việc kiêng khem quá mức khiến bé bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, bệnh dai dẳng, lâu khỏi. Vì thế, hãy đảm bảo con bạn ăn uống đủ chất. Nên chế biến thức ăn lỏng hơn, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hệ thống tiêu hóa đang yếu của bé không bị quá tải.

Sử dụng kinh nghiệm dân gian để cầm tiêu chảy cho bé: Trong dân gian có nhiều bài thuốc cầm tiêu chảy như uống nước búp lá ổi, ăn chuối tiêu xanh… những cách này có thể có tác dụng với người lớn, trẻ lớn nhưng không phù hợp với trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus. Nguyên nhân vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn quá non yếu. Các thực phẩm này làm săn màng ruột, giúp cầm tiêu chảy làm cho việc loại bỏ vi-rút diễn ra chậm, bệnh kéo dài hơn (1).

Đã bị nhiễm Rotavirus một lần sẽ không tái nhiễm: Nhiều phụ huynh cho rằng, khi đã bị nhiễm Rotavirus, bé đã có miễn dịch rồi nên không tái nhiễm nữa. Thực tế, bé có thể bị nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần trong cuộc sống.

Nhầm tiêu chảy cấp do Rotavirus với các bệnh tiêu chảy khác

Vệ sinh sạch sẽ, con sẽ không nhiễm bệnh: Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi cầm thức ăn là điều tối quan trọng nhưng nó không bảo vệ con bạn hoàn toàn trước Rotavirus. 
Giải pháp hữu hiệu nhất để phòng nhiễm Rotavirus là chủng ngừa vắc-xin. Khi con trong giai đoạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi bạn cho con uống vắc-xin ngừa Rotavirus tại các cơ sở y tế.

Hiểu để phòng ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể đe dọa tính mạng con yêu của bạn nhưng có thể phòng ngừa được. Hãy tìm hiểu về Rotavirus giúp bạn bảo vệ cuộc sống của con yêu bằng cách trang bị cho mình những kiến thức vững vàng về bệnh và cách phòng ngừa. Càng có nhiều người hiểu biết về Rotavirus, gánh nặng do Rotavirus gây ra cũng giảm đi. Mời bạn truy cập www.raceagainstrotavirus-vn.gsk.com để biết thêm chi tiết về các thông tin liên quan đến Rotavirus. 

Thông tin giáo dục này được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và VPĐD GlaxoSmithKline Việt Nam.

Thanh An -
Bình luận
Tin mới
  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

  • 08/04/2025

    Uống diệp lục mang lại lợi ích gì?

    Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Xem thêm