Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc kháng sinh có thể khiến vi khuẩn khỏe hơn, lây nhanh hơn

Đây là lý do để các nhà khoa học thuyết phục bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học đã cảnh báo về việc không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, cả khi chữa bệnh nhiễm trùng nhẹ hay phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm trong nông nghiệp.

Nghiên cứu cho biết, hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh rất đáng sợ, dẫn tới tình trạng không có bất cứ loại kháng sinh nào có thể chữa trị bệnh. Suy nghĩ cho rằng, khi dùng thuốc kháng sinh, vi khuẩn có thể sẽ yếu hơn và ít sinh sôi, lây lan hơn vì vậy chúng sẽ không tồn tại quá lâu trong cơ thể, không có khả năng phá hủy hệ miễn dịch của con người hay động vật.

Thuốc kháng sinh càng làm tăng khả năng lây nhiễm khuẩn.

Đó là về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được công bố rộng rãi trên tạp chí y học Science Translational Medicin, đã chỉ ra được sai lầm của lý thuyết này. 

Đào sâu nghiên cứu về mã di truyền của vi khuẩn phổ biến nhất như Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii (cả hai loại này đều có sức đề kháng với kháng sinh tổng hợp) - cùng với vi khuẩn Vibrio cholerae, các nhà nghiên cứu nhận thấy, gene của những vi khuẩn này biến đổi dưới tác dụng của các loại thuốc.

Khi nghiên cứu trên cơ thể động vật, các nhà khoa học theo dõi những tác động của biến đổi gene đối với khả năng lây nhiễm của từng loại vi khuẩn khác nhau trên từng vật chủ khác nhau.

Điều khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên là chủng vi khuẩn khi kháng kháng sinh dường như gây tổn hại hơn cho cơ thể, chúng khỏe hơn, mạnh hơn, khả năng lây nhiễm vào tế bào nhanh hơn các dòng khác.

Tiến sĩ David Skurnik, Phó giáo sư về y khoa của Bệnh viện Brigham and Women’s và Trường y Harvard cho hay: “Vi khuẩn biến đổi nhanh một cách đột biến, chúng thích nghi nhanh, nguy hiểm nhất là loại  kháng kháng sinh. Khi đề cập tới vi khuẩn P. aeruginosa, ông cho biết: “Sự kháng thuốc có mối tương quan với khả năng thích nghi đột biến của P. aeruginosa”.

Điều này có nghĩa, những vi khuẩn kháng thuốc không chỉ biến đổi phức tạp. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng chủng loại vi khuẩn do sự biến đổi gene khiến vi khuẩn có khả năng kháng thuốc tốt hơn, và nghiên cứu mới nhất cho thấy, những chủng vi khuẩn mới này có khả năng thích nghi trên những cơ thể vật chủ bị nhiễm bệnh và gây ra bệnh. Gerald Pier - Giáo sư y khoa, vi trùng học, hóa học miễn dịch tại Trường y khoa Brigham và Harvard cho biết: “Chúng ta sẽ gặp rủi ro gấp đôi khi đương đầu với những vi khuẩn kháng thuốc. Không chỉ bởi khó ngừa được những vi khuẩn cứng đầu này lây lan mà còn vì có rất ít loại thuốc tiêu diệt được chúng”.

Không nên dùng thuốc kháng sinh tùy tiện.

Giải pháp thông thường là hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh có thể chưa đủ. Uống thuốc kháng sinh một cách hợp lý sẽ giảm thiểu được sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nhưng không đủ để ngăn chặn tuyệt đối. Sự kháng kháng sinh đã dấy lên một nguy cơ đối với nền y học và điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ phải chịu rủi ro khi làm phẫu thuật do vết nhiễm trùng không thể được cứu.

“Sự kháng thuốc đang gây ra một nguy cơ lớn. Nếu chúng ta không hành động ngay, bất cứ ai trong chúng ta có thể sẽ phải nằm trong bệnh viện trong vòng 20 năm nữa và nguy cơ chết trong một ca mổ nhỏ mà nguyên nhân gây ra là một vết nhiễm trùng thông thường không thể được điều trị bởi thuốc kháng sinh”- Sally Davies, Giám đốc Y khoa của Anh nói với phóng viên - Và các cuộc phẫu thuật như thay thế vùng hông hoặc cấy ghép mô có thể gây chết người do rủi ro nhiễm trùng”.

Một trong số các loại siêu vi, MRSA, đã gây ra cái chết của 19.000 người mỗi năm tại Mỹ - nhiều hơn cả HIV và AIDS – và con số tương tự tại châu Âu. Một số loại vi trùng khác cũng đang lây lan.

Trường hợp điển hình là sự kháng thuốc hoàn toàn của vi trùng lao đã xuất hiện trong vài năm gần đây và một làn sóng “siêu siêu vi” với sự đột biến NDM 1, lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ và giờ đây là toàn thế giới, từ Anh cho đến tận New Zealand. Năm ngoái, WHO đã thông báo một loại siêu vi lậu chưa thể chữa trị được đang lây lan trên toàn thế giới.

Davies đã liên lạc với chính quyền và các tổ chức trong toàn thế giới, bao gồm cả WHO và nhóm các nước phát triển (G8), để nhìn lại mối đe dọa này một cách nghiêm túc và khuyến khích cải tiến và đầu tư vào sự phát triển của thuốc kháng sinh. “Kể từ 20 năm trở lại đây mới có một phát hiện xung quanh thuốc kháng sinh, nghĩa là dịch bệnh đã tiến hóa nhanh hơn thuốc điều trị” – bà Sally Davies nói.

Bà đã kêu gọi hợp tác giữa công nghiệp chăm sóc sức khỏe và công nghiệp dược để bảo tồn lượng kháng sinh đã có và tập trung hơn vào phát triển thuốc mới.

Tăng cường khảo sát để theo dõi tình hình của siêu vi kháng thuốc, kê ít đơn thuốc kháng sinh và chắc chắn rằng, chỉ kê thuốc khi thật cần thiết, và bảo đảm vệ sinh để hạn chế tối đa nhiễm trùng cũng rất quan trọng. Nigel Brown, người đứng đầu Cộng đồng Vi trùng học, đồng ý với nhu cầu bức thiết và nói rằng, mỗi thành viên sẽ làm việc cật lực để tìm hiểu rõ hơn các bệnh nhiễm trùng, làm giảm sự kháng thuốc kháng sinh và giúp phát triển ra loại thuốc kháng sinh mới.

Văn Nguyễn - T.P. - Theo An ninh thế giới
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm