Thịt chế biến sẵn bị xếp chung với những tác nhân gây ung thư nguy hiểm này vì mối liên quan của chúng với ung thư ruột, theo một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO công bố ngày thứ Hai (26/10).
"Với một cá nhân, nguy cơ bị ung thư đại trực tràng (ung thư ruột) do ăn thịt chế biến sẵn vẫn nhỏ, nhưng nguy cơ này tăng lên cùng với lượng thịt ăn vào”, thông báo dẫn lời TS Kurt Straif, chuyên gia dịch tễ của cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC).
IARC ước tính rằng một phần 50g thịt chế biến sẵn (tương đương với khoảng 3 lát thịt lợn muối nấu chín) sẵn hàng ngày làm tăng 18% nguy cơ ung thư ruột.
Những phát hiện dựa trên hơn 800 nghiên cứu này đang vấp phải sự phản đối từ ngành công nghiệp chế biến thịt. Những người này lập luận rằng thịt là một phần của chế độ ăn cân đối và việc đánh giá ung thư cần mở rộng, bao gồm cả lối sống và môi trường.
"Chúng tôi không nghĩ rằng có bằng chứng ủng hộ bất kì mối liên hệ nhân quả nào giữa thịt đỏ và bất kì loại ung thư nào," Shalene McNeill, giám đốc điều hành mảng dinh dưỡng cho người tại Hiệp hội thịt bò của những người chăn nuôi gia súc quốc gia, Mỹ phát biểu.
Tuy nhiên, các nguy cơ lối sống và môi trường đã được nghiên cứu rộng rãi và IARC lưu ý rằng nghiên cứu về thịt chế biến sẵn đã tính đến những hoàn cảnh này.
Để đưa ra đánh giá, nhóm làm việc đã cân nhắc tất cả các dữ liệu liên quan, bao gồm số liệu dịch tễ thực tế cho thấy mối tỷ lệ thuận giữa lượng thịt đỏ và ung thư đại trực tràng và những bằng chứng cơ học mạnh mẽ. Lượng thịt đỏ ăn vào cũng tỷ lệ thuận với ung thư tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
Trước đó, cả thịt đỏ và thịt chế biến sẵn đều từng được cho là liên quan với ung thư. Nghiên cứu năm 2013 của trường Đại học Zurich thấy rằng ăn thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ tử vong do cả bệnh tim và ung thư. Năm 2012, một tổng kết công bố trên tờ British Journal of Cancer đã liên hệ các loại thịt như thịt lợn muối và xúc xích với tăng nguy cơ ung thư tụy, một bệnh có tỷ lệ sống thêm đặc biệt kém.
Việc thịt đỏ chứa nhiều cholesterol và chất béo xấu có liên quan chặt chẽ với tiểu đường và bệnh tim là điều không có gì bí mật.
Hiện nay trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ khoảng 8kg thịt lợn muối mỗi năm và là nước ăn nhiều thịt đỏ nhất thế giới, mặc dù lượng tiêu thụ đã bắt đầu giảm trong một vài năm qua. Năm 2014, thịt gà đã lần đầu tiên trong hơn 100 năm trở nên thông dụng hơn thịt bò, cho thấy những khuyến cáo của FDA Mỹ về việc ăn “thịt nạc hơn” có thể mang lại tác động trên bình diện quốc gia.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.