Ký sinh trùng, vi khuẩn, các chất độc hại hay kim loại nặng từ cá có thể gây ngộ độc cấp hoặc tích trữ lâu dài trong cơ thể. Chúng tạo gánh nặng liên tục cho gan, khiến bộ phận này hư hoại nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguy cơ nhiễm độc do ăn cá
Cá có chứa nhiều axit béo không no (Omega 3), chất đạm, vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, iốt..., rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, não bộ... Cơ quan Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, mỗi người nên ăn 227-340 gram cá các loại (chia thành 2-3 bữa một tuần) hằng tuần, sẽ có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, cá cũng dễ trở thành con dao hai lưỡi khi ăn không đúng cách hay ăn phải loại nhiễm, chứa độc chất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ăn cá sống hoặc chế biến chưa chín kỹ sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các loại cá cũng có thể chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, khi ăn sống chúng sẽ theo vào cơ thể gây ngộ độc.
Ngoài ra, cá cũng có thể bị nhiễm độc do môi trường nước ô nhiễm hoặc bị tẩm, ướp bởi chất bảo quản, hóa học giúp làm tươi hay giữ cá lâu hư vượt quá quy định. Nguy cơ nhiễm hay chứa loại kim loại nặng như chì, crom, thủy ngân... ở loài thực phẩm này cũng rất cao.
Thống kê của Viện Nghiên cứu Đa dạng Sinh học (Mỹ) cho thấy, đến 84% lượng cá trên thế giới chứa một lượng thủy ngân gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, những loài cá lớn, sống ở tầng biển sâu như cá thu, ngừ, mập, kiếm... luôn có hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng khác cao hơn các loài bé.
Bên cạnh việc có thể gây ngộ độc cấp như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói..., các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay kim loại nặng từ cá xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều hậu quả lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt tại gan. Theo đó, độc chất một mặt sẽ trực tiếp kích hoạt Kupffer - loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan, hoạt động quá mức. Chúng khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin... gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan.
Mặt khác, độc chất còn khiến gan phải làm việc liên tục khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt quá mức tế bào Kupffer. Nó một lần nữa gây tổn thương tế bào gan nghiêm trọng hơn, khiến bộ phận này càng suy yếu và hư hại nhanh. Khi vai trò khử độc cùng nhiều vai trò quan trọng khác của gan suy yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho toàn cơ thể.
Bí quyết ăn cá sống của người Nhật
Nổi tiếng là quốc gia ưa chuộng các món ăn từ cá, ước tính Nhật Bản tiêu thụ gần 10% sản lượng cá thế giới. Trung bình, mỗi người dân Nhật ăn cá nhiều gấp 5 lần so với nước khác.
Đặc biệt, sushi và shamisi (gỏi cá sống) là hai món ăn truyền thống của người Nhật, thường sử dụng nguyên liệu cá ngừ đại dương, một trong những loại chứa hàm lượng kim loại nặng như thủy ngân thuộc hàng cao nhất. Để hạn chế chất độc trong cá biển, người dân Nhật Bản có thói quen sử dụng wasabia (chế biến mù tạt) khi ăn sushi, sashimi cũng như nhiều món cá sống khác. Đây là một loại dược liệu có tính khử độc cao.
Hoạt chất Isothiocyanates có trong wasabia giúp hoạt hóa yếu tố phiên mã Nrf2, từ đó gia tăng tổng hợp các phân tử protein thúc đẩy quá trình giải độc trong gan. Đồng thời, wasabia tăng cường khả năng kháng khuẩn và chống nhiễm độc từ bên ngoài, ức chế, làm giảm tích tụ các vi khuẩn, kim loại nặng. Điều này giúp tế bào Kupffer không bị kích hoạt quá mức, từ đó chủ động chống độc, bảo vệ và tái tạo các tế bào gan bị hư hại. Nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng dược liệu giúp tăng Nrf2 lên trên 3 lần chỉ sau 6 giờ.
Ngoài ra, sashimi còn được, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, gừng và một số loại rau như: tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc tảo biển. Ngoài việc gia tăng hương vị, chúng còn giúp diệt vi khuẩn có hại và các loại ký sinh trùng thường có trong hải sản tuơi sống.
Sashimi là "cắt thịt tươi sống ra để ăn". Nguồn gốc tên gọi theo nghĩa đen này có thể bắt nguồn từ phương pháp thu hoạch truyền thống. Cá có tiêu chuẩn sashimi được bắt bằng các dây câu riêng biệt. Ngay sau khi bắt được cá, người dân dùng đinh nhọn đâm xuyên óc làm chúng chết ngay lập tức, sau đó xếp vào đá xay. Quá trình này gọi là Ike jime. Vì cá chết quá nhanh nên thịt chỉ chứa một lượng rất nhỏ axít lactic. Do đó thịt cá ướp đá sẽ giữ tuơi được khoảng 10 ngày mà không bị ươn. Ngược lại nếu cá chết từ từ, chất lượng sẽ giảm sút
Người dân Nhật Bản thường chọn loại hải sản được đánh bắt tại các vùng duyên hải, bởi cá ở đây ngon, đậm chất dinh dưỡng. Khi tiến hành công việc chế biến, để món ăn giữ được độ tinh khiết, vị ngon, các đầu bếp thường sử dụng dụng cụ làm bằng gỗ bởi chất chua trong gạo khi trộn cơm với dấm sẽ phản ứng nếu như dùng bằng chất liệu kim loại.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.